Thế giới

Sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy hơn 100 triệu người vào đói nghèo

ClockThứ Hai, 09/11/2015 09:00
TTH.VN - Sự nóng lên toàn cầu có thể làm tăng tình trạng bệnh tật, tàn phá mùa màng và đẩy hơn 100 triệu người vào cảnh đói nghèo nếu không có hành động gì để ngăn chặn, Ngân hàng Thế giới (WB) lên tiếng cảnh báo trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày hôm qua (8/11), theo tin từ AFP.


Sự nóng lên toàn cầu đẩy người người nghèo vào tình cảnh khó khăn hơn nữa. Ảnh: Theguardian

WB cho biết, vấn đề biến đổi khí hậu đang cản trở rất lớn các nỗ lực giảm đói nghèo, và những người nghèo nhất phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng hơn những người khác về tình trạng lượng mưa thấp và thời tiết khắc nghiệt, gắn liền với sự nóng lên toàn cầu.

"Nếu không có sự phát triển nhanh chóng, toàn diện và sử dụng khí hậu thông minh, kết hợp với những nỗ lực cắt giảm khí thải để bảo vệ người nghèo, có thể có nhiều hơn 100 triệu người sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo vào năm 2030", WB nêu rõ.

Báo cáo "Quản lý các tác động của biến đổi khí hậu đối với tình trạng đói nghèo" của WB ngày hôm qua nghe có vẻ như là một lời cảnh báo về sự cần thiết phải hành động cứng rắn trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu COP-21 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 - 11/12 tới đây ở Paris.

Trước đó, ngày 6/11, Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng những cam kết cắt giảm cacbon của các quốc gia hiện nay là không đủ để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và những cam kết cắt giảm lượng khí thải lớn hơn nhiều là điều cần thiết tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp tới.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, những người nghèo nhất trên thế giới đều đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề bởi các sự kiện cực đoan gắn liền với xu hướng nóng lên, bao gồm sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt, vì tất cả họ đều phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng đất đai và phải sống trong những khu vực chịu nhiều nguy cơ hơn những lại thiếu các dịch vụ công cộng tốt.

"Người nghèo dễ bị tổn thương trước những biến động liên quan đến khí hậu hơn những người giàu có vì họ tiếp xúc trực tiếp với những tác động này, và họ thiếu các hệ thống tài chính cũng như các mạng lưới an sinh xã hội cho phép để có thể chuẩn bị và đối phó tốt hơn với các vấn đề khí hậu nói trên", báo cáo của WB nhấn mạnh.

Báo cáo nêu rõ một số dự báo như sau:

- Thiệt hại về cây trồng cho tất cả mọi người có thể lên đến 5% vào năm 2030 và 30% vào năm 2080;

- 150 triệu người có thể có nguy cơ sốt rét, tiêu chảy và còi cọc;

- Giá lương thực ở châu Phi có thể tăng 12% vào năm 2030 chỉ do tác động của riêng tình trạng biến đổi khí hậu. "Người nghèo dành phần lớn ngân sách của họ cho thực phẩm, không như phần dân số còn lại", WB nhận định.

- Sự biến đổi khí hậu có thể đẩy số lượng người di cư tăng cao hơn nữa do những người nghèo nhất, đòi hỏi phải có các dịch vụ xã hội mới và được mở rộng hơn.

Nói chung, bên cạnh việc cần tham gia hành động nhiều hơn để giảm lượng khí thải carbon gây ra sự nóng lên toàn cầu, các chính phủ và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức bởi sự biến đổi khí hậu và cần phải phát triển các chính sách để đáp ứng, WB cho biết.

"Trong khi các chính sách giảm lượng khí thải không tác động được gì nhiều đến sự thay đổi khí hậu sẽ diễn ra từ nay đến năm 2030 ... thì những lựa chọn để phát triển có thể ảnh hưởng đến những tác động mà biến đổi khí hậu sẽ gây ra".

Báo cáo của WB cũng "sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng, chấm dứt đói nghèo sẽ là điều không thể, trừ khi chúng ta hành động mạnh mẽ để giảm mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với người nghèo và giảm đáng kể lượng khí thải gây hại", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nói rõ. "Biến đổi khí hậu sẽ tấn công những người nghèo nhất và khó khăn nhất, và thách thức của chúng tôi hiện nay chính là phải bảo vệ hàng chục triệu người rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực do biến đổi khí hậu".

 

Tố Quyên (lược dịch từ AFP & Climatechangenews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top