Sức ép từ các trường mầm non, nhà trẻ
TTH -
Đến hết năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 621 cơ sở giáo dục. Nếu hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) cơ bản bảo đảm nhu cầu đến trường của trẻ trong độ tuổi phổ thông thì vẫn còn nỗi lo trước nhu cầu đến trường của trẻ mẫu giáo, nhà trẻ.
So với năm 2008, tăng 49 trường, riêng bậc mầm non (MN) tăng 23, còn lại khối phổ thông có bậc tăng nhẹ, có bậc giảm nhẹ. Cụ thể, bậc mầm non (MN) 205 trường; phổ thông 397 trường; 1 trường thanh niên dân tộc nội trú tỉnh, 2 trường THCS nội trú huyện; 1 trung tâm GDTX tỉnh và 9 TTGDTX huyện; 8 trung tâm KTTH-HN, DN cấp huyện và 152 trung tâm học tập cộng đồng.
![]() |
Công trình xây dựng Trường mầm non An Đông dự kiến đưa vào sử dụng năm học 2014-2015 |
Hàng năm, ngành GD&ĐT được đầu tư khoảng 300 tỷ đồng để tu sửa và phát triển CSVC, một con số khá ấn tượng. Thế nhưng từ (2008 đến 2014), toàn ngành chỉ có 34,2% trường đạt chuẩn (mầm non 17,1%; tiểu học 30,34 %; THCS 32,8% và THPT 17,5%), con số quá khiêm tốn khi giáo dục Thừa Thiên Huế hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Sự phát triển này cũng không đồng đều ở các cấp học cũng như vùng miền. Huyện nhiều nhất có 45 trường, ít nhất chỉ có 10 trường đạt chuẩn (tỷ lệ từ 19,6 đến 63,3%). Mạng lưới CVSC của giáo dục mầm non nhỏ lẻ, phân tán, không đáp ứng nhu cầu chất lượng nuôi dạy, nhu cầu thu hút trẻ đến trường. Hệ thống các trường phổ thông cơ bản đảm bảo chỗ ngồi cho học sinh, nhưng về điều kiện dạy và học nhiều nơi vẫn xa chuẩn. Có nơi, vẫn chưa đảm bảo tốt việc thu hút học sinh. Tỷ lệ dạy 2 buổi/ ngày thấp dù hiện nay học sinh giảm nhẹ mỗi năm. Thế nhưng, với những gì đã có, cộng với sự “vun vén” của mỗi địa phương bằng nhiều nguồn ngân sách, ngoại trừ MN, CSVC của giáo dục phổ thông và các trung tâm GDTX khá ổn định. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ vào lớp một của tỉnh đạt 99,4%; THCS đạt 91,6% và THPT đạt 61,5%; số học viên ở các trung tâm GDTX tăng theo chiều hướng ổn định.
Bài và ảnh: HG
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả (27/05)
- Tuyên dương học sinh giỏi tại Văn miếu Quốc tử giám (26/05)
- Bàn giao "Khu vui chơi rèn luyện thể chất" cho Trường tiểu học Đông Nam Sơn (26/05)
- Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT (26/05)
- Chọn nghề phù hợp với năng lực học sinh (26/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho em Trần Lê Bửu Tánh (26/05)
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10 (25/05)
- Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh (25/05)
-
Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
-
Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng?
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Học đúng tuyến vẫn ổn
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10
-
Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói chuyện với học sinh Trường THPT Gia Hội
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng