Tận dụng đổi mới, hợp tác để củng cố an ninh lương thực châu Á - Thái Bình Dương
TTH - Tờ Devdiscourse ngày 7/9 cho hay, tại Hội nghị lần thứ 35 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra theo hình thức trực tuyến, các Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân đã nêu bật tầm quan trọng của sáng tạo đổi mới, đoàn kết, gắn bó và quan hệ đối tác giữa các quốc gia và trong phạm vi các quốc gia.
Gạo được bán trong một siêu thị tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong đó, ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc FAO cho biết, dữ liệu lớn, nền kinh tế kỹ thuật số và công nghệ di động sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất đạt được sự chuyển đổi. Chẳng hạn như, một chiếc điện thoại thông minh trong tay một nông dân sản xuất nhỏ sẽ trở thành một “công cụ canh tác mới”.
“Việc tận dụng dữ liệu, sáng tạo đổi mới và công nghệ đã cho thấy, ở châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta có các nhà khoa học, tinh thần kinh doanh, những bộ óc xuất sắc, sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thách thức mà đại dịch COVID-19 tạo ra, giúp chúng ta vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng và nghèo đói”, ông Qu Dongyu nói thêm.
Ngoài ra, sáng tạo đổi mới nông nghiệp cũng có thể giảm bớt sự vất vả, và các chuỗi thực phẩm trong khu vực có thể hưởng lợi từ những đổi mới như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh, dữ liệu lớn và chuỗi khối.
Theo FAO, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi đông dân nhất hành tinh, cũng là nơi sinh sống của hơn 1/2 số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới, và con số này được lo ngại sẽ tăng lên do tác động của COVID-19. Chỉ tính riêng ở Nam Á, con số này có thể tăng 1/3, lên khoảng 330 triệu người trong thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, ông Yeshey Penjor, Chủ tịch Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Bhutan tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hợp tác để đối phó với những thách thức này; đồng thời lưu ý: “Chúng ta cần chuẩn bị cho những rủi ro cao hơn ở phía trước, đảm bảo có sự bền vững trong chuỗi cung ứng thực phẩm”.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ Devdiscourse)
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN