ClockThứ Năm, 16/12/2021 17:54

Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân

TTH.VN - Chiều 16/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Tổ chức UNDP tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động giới thiệu Dự án “Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân” và thảo luận, thống nhất lựa chọn các nhóm thủ tục, lựa chọn 4 xã tại 2 huyện thí điểm là Phong Điền và Phú Lộc.

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chínhGiảm thủ tục lĩnh vực đầu tư xây dựng, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tếGiải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chínhTiếp tục tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công íchTạo “hứng thú” cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công trực tuyếnHướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quảNhững thủ tục hành chính được ưu tiên giải quyết thời gian cách ly xã hộiNhà đầu tư “kêu” vì vướng thủ tục“Thân thiện, đúng hẹn, đơn giản”

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Tham dự có Phó Trưởng đại diện UNDP Patrick Haverman. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các cấp, các ngành của địa phương đã nỗ lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực nhằm hướng đến lộ trình xây dựng thành phố thông minh, Chính quyền điện tử tiến đến chính quyền số trong tương lai. Trong lĩnh vực cải cách hành chính, đến nay 100% các thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó số DVCTT mức độ 3 với 1.304 dịch vụ; 960 số DVCTT mức độ 4. Điều này đã giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các TTHC, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Tuy vậy, việc tham gia DVCTT của người dân, doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với phương thức nộp hồ trực tiếp và nộp qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ trực tuyến đối với cấp tỉnh là 60% (trên tổng số 58.758 hồ sơ), cấp huyện 29.5% (trên tổng số 109.104 hồ sơ); cấp xã 1.8% (trên tổng số 164.124 hồ sơ).

Tại hội thảo, các chuyên gia cùng phân tích dữ liệu tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế để lựa chọn các nhóm TTHC để thực hiện thí điểm; thảo luận tiêu chí phân tích dữ liệu để lựa chọn các TTHC và nhóm người dân thực hiện thí điểm; phương pháp khảo sát dựa trên nhu cầu của người dân và nhu cầu hỗ trợ của địa phương; kết quả đánh giá nhanh về các nhóm TTHC và nhu cầu hỗ trợ của Thừa Thiên Huế…

Tin, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Return to top