Thế giới

Thành lập Cộng đồng Kinh tế, ASEAN vẫn còn nhiều thách thức

ClockChủ Nhật, 22/11/2015 16:48
TTH - 13 năm sau khi ý tưởng được đưa ra bàn, trong Hội nghị cấp cao ASEAN 27 ngày hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - một phần của một cộng đồng ASEAN lớn hơn hướng tới hội nhập chính trị, an ninh, văn hóa và xã hội, tạo ra một cộng đồng kinh tế thống nhất trong một khu vực đông dân hơn và đa dạng hơn so với Liên minh châu Âu hoặc Bắc Mỹ, với hy vọng có thể cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ.

Các nhà lãnh đạo ASEAN trong lễ ký kết thành lập Cộng đồng Kinh tế ngày 22/11/2015. Ảnh: AP.

Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia Najib Razak ca ngợi Cộng đồng ASEAN như một “thành tựu mang tính bước ngoặt”, và kêu gọi các thành viên thúc đẩy hội nhập. Nhiều nguyên tắc cơ bản của AEC đã được áp dụng như: loại bỏ các hàng rào thuế quan và hạn chế thị thực giữa các nước, dẫn đến sự hợp tác chính trị và văn hóa lớn hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi AEC hoàn thiện hoạt động, sau khi trở thành một thực thể pháp lý vào ngày 31/12 tới. Sự đa dạng của khu vực này có thể chính là một trở ngại khi ASEAN có 630 triệu dân, nói các ngôn ngữ khác nhau, tín ngưỡng khác nhau và được điều hành bởi các hệ thống chính trị khác nhau.

“AEC được cho là chương trình hội nhập kinh tế đầy tham vọng nhất trong thế giới đang phát triển. Nhưng thực hiện AEC ngày càng khó khăn. Còn nhiều việc phải làm và khu vực phải đối mặt với nhiều thách thức để hoàn thiện”, một giáo sư kinh tế của ĐH Johns Hopkins nhận định.

Tố Quyên (lược dịch từ Straitstimes & Asiaone)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top