Thế giới
Vấn đề ấm lên toàn cầu:

0,5 độ C sẽ tạo ra sự khác biệt lớn

ClockThứ Hai, 04/10/2021 15:43
TTH.VN - 0,5 độ C có vẻ không nhiều; tuy nhiên, các chuyên gia khí hậu cho biết, một thế giới ấm lên 1,5 độ C so với mức của thế kỷ 19, và ấm lên ở mức 2 độ C có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mớiThế giới càng ấm lên, bạo lực càng nhiều hơnBiến đổi khí hậu liên quan đến 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu

Một cánh đồng khô hạn tại tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Với mức ấm lên 2 độ C, Trái đất sẽ chứng kiến ​​số người phải đối mặt với những đợt sóng nhiệt cực đoan nhiều hơn gấp đôi. Có thêm 250 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Bắc Băng Dương sẽ không có băng không chỉ 1 lần trong 1 thế kỷ, mà ở mức cứ 10 năm 1 lần.

Các quốc gia ký kết Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu đã cam kết hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn 2 độ C, và tốt hơn là ở mức 1,5 độ C. Đáng chú ý, sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu hiện đã cao hơn 1,1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhân loại vẫn còn ở rất xa mục tiêu. Ngay cả khi được hoàn thành, các cam kết hiện tại để cắt giảm khí thải vẫn sẽ khiến hành tinh hướng tới sự ấm lên ở mức "thảm họa" 2,7 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Dưới đây là những gì mà Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ chỉ ra chúng ta có thể chứng kiến ở một thế giới ấm lên ở mức 1,5 độ C, 2 độ C và thậm chí ở mức cao hơn.

Sóng nhiệt

Nhiệt độ tối đa ở một số khu vực sẽ tăng thêm 3 độ C nếu khí hậu ấm lên 1,5 độ C, và tăng thêm 4 độ C nếu nhiệt độ ấm lên toàn cầu đạt ngưỡng 2 độ C. Bên cạnh đó, các đợt sóng nhiệt xảy ra mỗi thập kỷ 1 lần ngày nay sẽ có khả năng cao hơn gấp 4 lần ở nhiệt độ ấm lên 1,5 độ C, và gần 6 lần ở nhiệt độ ấm lên 2 độ C.

Tỷ lệ xảy ra những đợt nắng nóng cực đoan hiện được chứng kiến ​​50 năm 1 lần sẽ tăng gần 9 lần ở mức ấm lên 1,5 độ C, và 40 lần ở mức ấm lên 4 độ C. Ngoài ra, cũng sẽ có thêm nhiều người bị ảnh hưởng, tỷ lệ nhân loại tiếp xúc với sóng nhiệt cực đoan ít nhất 5 năm 1 lần sẽ tăng từ 14% ở mức nhiệt độ 1,5 độ C, lên 37% khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng thêm 0,5 độ C nữa.

Những cơn bão

Sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều mưa hơn ở các vĩ độ cao hơn, phía bắc và phía nam của đường xích đạo, cũng như ở các vùng nhiệt đới và một số vùng gió mùa. Lượng mưa ở các vùng cận nhiệt đới có thể sẽ trở nên hiếm hơn, làm dấy lên nỗi lo ngại về tình trạng hạn hán.

Những hiện tượng mưa cực đoan ngày nay có khả năng xảy ra cao hơn 1,3 lần, và cường độ mạnh hơn 7% so với trước khi hiện tượng ấm lên toàn cầu bắt đầu.

Trong khi đó, ở mức nhiệt độ ấm lên 1,5 độ C, mưa, tuyết rơi cực đoan, hoặc các hiện tượng mưa khác sẽ nặng hơn 10% và khả năng xảy ra cao hơn 1,5 lần.

Hạn hán

Ở những khu vực có khả năng bị hạn hán, các đợt khô hạn có thể xảy ra cao gấp đôi khi thế giới ấm lên 1,5 độ C, và gấp 4 lần nếu nhiệt độ tăng lên 4 độ C.

Mục tiêu giới hạn sự gia tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C, thay vì 2 độ C sẽ ngăn thêm 200 - 250 triệu người đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, hạn chế hạn hán cũng sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các thảm họa liên quan, chẳng hạn như những vụ cháy rừng.

Thực phẩm

Trong một thế giới ấm hơn 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, 7 - 10% diện tích đất nông nghiệp sẽ không còn có thể canh tác được nữa.

Năng suất cũng được dự báo sẽ sụt giảm, với những vụ mùa thu hoạch ngô ở các vùng nhiệt đới được ước tính giảm 3% khi thế giới ấm hơn 1,5 độ C, và 7% với mức tăng nhiệt độ 2 độ C.

Mực nước biển

Nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 2 độ C, thì mực nước trên các đại dương sẽ tăng khoảng 0,5 mét trong thế kỷ 21. Mực nước biển sẽ tiếp tục tăng lên gần 2 mét vào năm 2300, mức gấp đôi so với dự báo đã được IPCC đưa ra hồi năm 2019.

Nỗ lực hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ làm giảm mực nước biển dâng khoảng 10 cm.

Các loài động thực vật sẽ gặp nguy hiểm

Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật và động vật trên khắp hành tinh.

Sự ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5 độ C sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 7% các hệ sinh thái. Ở mức 2 độ C, con số này sẽ tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, nhiệt độ tăng thêm 4 độ C sẽ gây nguy hiểm cho một nửa số loài động thực vật trên trái đất.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top