Thế giới

193 quốc gia thống nhất chương trình nghị sự phát triển giai đoạn sau 2015

ClockThứ Hai, 03/08/2015 13:58
TTH.VN - Ngày 2/8, 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thống nhất một chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu mới cho giai đoạn 15 năm tiếp theo. Chương trình sẽ chính thức được thông qua bởi các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới.

Sau hai tuần đàm phán chung cuộc, chương trình nghị sự phát triển bền vững mới, với 17 mục tiêu cùng với 1 tuyên bố liên quan đến việc thực hiện và đánh giá, đã được thống nhất để thay thế cho 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sắp kết thúc.


Các nước thành viên LHQ đang tiến tới một lộ trình tham vọng nhằm xóa bỏ đói nghèo trên toàn thế giới vào năm 2030. Ảnh: AFP

Các nhà ngoại giao hoan nghênh chương trình nghị sự nói trên. Chánh văn phòng Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, bà Susana Malcorra mô tả đây là một thỏa thuận "lịch sử", đồng thời nhấn mạnh rằng các công việc phía trước là không đếm xuể.
"Khối lượng, chiều sâu và mức độ phức tạp của chương trình nghị sự này sẽ thử thách LHQ và tất cả chúng ta", bà Malcorra nói thêm.
8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tập trung vào việc giúp đỡ các quốc gia nghèo khó trong 15 năm qua.
Những mục tiêu phát triển bền vững mới nhằm xóa bỏ đói nghèo, giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, đạt được bình đẳng giới, cải thiện vấn đề quản lý nguồn nước và năng lượng, cũng như có những hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu.
Để đáp ứng được các mục tiêu nói trên, chuyên gia phân tích ước tính sẽ cần nguồn chi phí từ 3,3 nghìn tỷ USD đến 4,5 nghìn tỷ USD mỗi năm cho việc đầu tư và viện trợ.
Hơn 100 quốc gia đã nhất trí về một chương trình khung ở Ethiopia vào tháng trước để cung cấp vốn cho các mục tiêu phát triển bền vững bằng việc huy động các nguồn lực trong nước như thu thuế, thúc đẩy đầu tư tư nhân và nhận hỗ trợ từ nước ngoài.
Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ có cuộc hội đàm từ ngày 25 đến 27/9 tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) để chính thức thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững mới giai đoạn sau 2015.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top