Thế giới
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42:

Chủ tịch ADB kêu gọi hành động khí hậu mạnh mẽ hơn trong khu vực

ClockThứ Sáu, 12/05/2023 10:15
TTH.VN - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Masatsugu Asakawa ngày 11/5 kêu gọi hợp tác khu vực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển quan trọng khác, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT - GT) lần thứ 15 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP - EAGA) lần thứ 15.

Đại biểu đánh giá cao đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị ASEAN 42Thủ tướng Singapore kêu gọi ASEAN hợp tác hướng tới mạng lưới điện chungHội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

leftcenterrightdel
 Các nhà lãnh đạo Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chụp ảnh chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh IMT - GT lần thứ 15. Ảnh minh họa: ASEAN/TTXVN

Được biết, các hội nghị thượng đỉnh IMT - GT và BIMP - EAGA được tổ chức bên lề Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42, diễn ra tại thị trấn Labuan Bajo, Indonesia.

“Các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày nay khá khác biệt so với cách đây 3 thập kỷ. Điều quan trọng là chúng ta hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức này, trong đó cấp bách nhất là vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại”, ông Masatsugu Asakawa cho biết trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo IMT - GT.

Nhấn mạnh mối đe dọa mà biến đổi khí hậu gây ra đối với các nền kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Chủ tịch ADB kêu gọi các nhà lãnh đạo IMT - GT và BIMP - EAGA xây dựng các chính sách carbon thấp song song với những dự án phục hồi xanh.

Là một ngân hàng khí hậu của khu vực, ADB đang tăng cường nỗ lực cung cấp 100 tỷ USD tài trợ khí hậu vào năm 2030, đồng thời hỗ trợ một loạt sáng kiến như Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ các quốc gia chuyển đổi sang tương lai carbon thấp.

Ngoài ra, khu vực này cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép về lương thực và nhiên liệu; qua đó, ông Masatsugu Asakawa kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện hành động khẩn cấp đối với các chuỗi giá trị và nguồn cung lương thực, đồng thời nỗ lực cải thiện an ninh năng lượng.

Trên khắp khu vực châu Á và Thái Bình Dương, ADB đang hỗ trợ an ninh lương thực với một chương trình toàn diện trị giá 14 tỷ USD đến năm 2025, đồng thời dẫn đầu các sáng kiến thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm Cơ chế Chuyển đổi Năng lượng (ETM).

Cũng theo Chủ tịch ADB, bằng cách mở rộng những hành lang kinh tế và thúc đẩy các đặc khu kinh tế, các nền kinh tế IMT - GT và BIMP - EAGA có thể giúp xây dựng kết nối tiểu vùng, đồng thời giảm bớt sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top