Thế giới

AIIB: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ được quyết định ở châu Á

ClockThứ Sáu, 08/12/2023 08:10
TTH.VN - Đây là nhận định của ông Danny Alexander, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách và chiến lược của Ngân hàng Phát triển Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB).

Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch năm 2023 sẽ cao kỷ lụcCOP28 thúc đẩy tài chính và đoàn kết toàn cầu vì rừng và Đại dươngCác ngân hàng phát triển đa phương tăng cường hành động về khí hậu và phát triển

 Người dân được sơ tán khỏi khu vực bị ngập lụt ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo đó, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ được quyết định ở khu vực châu Á, với cơ sở hạ tầng mới đóng “vai trò quan trọng” trong việc giảm thiểu thiệt hại do nhiệt độ tăng cao.

Trong năm nay, AIIB đã cam kết dành ít nhất một nửa số phê duyệt tài chính hàng năm cho các dự án liên quan đến khí hậu. Hiện tại, ưu tiên sẽ hướng đến việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng gió và mặt trời, tăng cường áp dụng các công nghệ mới nổi và hỗ trợ các cộng đồng trở nên kiên cường hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu, ông Danny Alexander cho hay.

“Châu Á là nơi mà cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ thắng hoặc thua. Cơ sở hạ tầng là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi khí hậu", Phó Chủ tịch AIIB nói với Tạp chí Nikkei Asia bên lề Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), sự kiện đang diễn ra từ ngày 30/11 - 12/12 tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Được biết, AIIB đã bắt đầu hoạt động vào năm 2016, với trọng tâm tài trợ cho cơ sở hạ tầng xanh và bền vững ở các quốc gia đang phát triển. Cho đến nay, tổ chức này đã tài trợ cho hơn 200 dự án, với trị giá hơn 40 tỷ USD ở hàng chục quốc gia.

AIIB đang tìm kiếm “các công cụ mới” để huy động nguồn tài chính biến đổi khí hậu, bao gồm tiếp cận khu vực tư nhân và chứng khoán hóa các dự án nhằm “giúp cơ sở hạ tầng có thể được đầu tư như một loại tài sản”. Các quốc gia thành viên đang phát triển “mong muốn AIIB thực sự hỗ trợ họ thực hiện quá trình chuyển đổi đó, theo cách cũng nhằm giúp đạt được các mục tiêu phát triển. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cần phải là con đường để đạt được sự phát triển và tương lai tốt đẹp", ông Danny Alexander nhấn mạnh.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top