Thế giới
COP28:

Các ngân hàng phát triển đa phương tăng cường hành động về khí hậu và phát triển

ClockThứ Hai, 04/12/2023 17:46
TTH.VN - Các ngân hàng phát triển đa phương vừa công bố một tuyên bố chung cho thấy những hành động cụ thể và khẩn cấp, nhằm mở rộng quy mô tài chính, tăng cường hợp tác cấp quốc gia và gia tăng đồng tài trợ, cũng như sự tham gia của khu vực tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Châu Á: Khủng hoảng sức khỏe do khí hậu gióng lên cảnh báo trước thềm COP28Hơn 110 quốc gia sẽ tham gia thỏa thuận tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạoCần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu

 Biểu tượng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ảnh minh họa: ADB/TTXVN

Tuyên bố này được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), sự kiện đang diễn ra từ ngày 30/11 - 12/12 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

“Cánh cửa cơ hội để đảm bảo một tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người đang nhanh chóng đóng lại. Nhận thức được mối liên hệ giữa 3 cuộc khủng hoảng trên hành tinh về khí hậu, thiên nhiên và ô nhiễm, việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) đòi hỏi tất cả chúng ta phải tăng cường nỗ lực một cách khẩn cấp và có quy mô”, tuyên bố chung của các ngân hàng phát triển đa phương cho biết.

Trong một nhận định liên quan, Đặc phái viên về Khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Warren Evans lưu ý: “Sự hợp tác giữa các ngân hàng phát triển đa phương đóng vai trò rất quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Đây là một công việc lớn, phức tạp, và cần được thực hiện một cách khẩn cấp ngay bây giờ. Với tư cách là ngân hàng khí hậu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ADB cam kết tăng cường nguồn tài chính khí hậu rất cần thiết từ các nguồn lực và thông qua quan hệ đối tác để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước những tác động của khí hậu”.

Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng về khí hậu và sinh thái còn gắn liền với nhiều thách thức toàn cầu khác. Qua đó, các ngân hàng phát triển đa phương cũng cam kết tăng cường hợp tác phù hợp với những nhiệm vụ và khuôn khổ quản trị tương ứng về thiên nhiên, nước, y tế và giới tính.

Tuyên bố chung nói trên được xây dựng dựa trên những tiến bộ và kết quả chính đã đạt được cho đến nay. Vào năm 2022, các ngân hàng phát triển đa phương đã cung cấp mức tài trợ khí hậu và huy động tài chính tư nhân ở mức kỷ lục. Họ đã cùng cam kết tài trợ khí hậu 61 tỷ USD cho những nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, tăng 18% so với năm 2021; và gần 100 tỷ USD ở tất cả các nền kinh tế nơi những đơn vị này hoạt động. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tài chính thích ứng chiếm 37% tài chính được cam kết; và tổng đồng tài trợ khí hậu đạt 46 tỷ USD, trong đó 15 tỷ USD từ huy động tài chính tư nhân.

THANH NGÂN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top