Thế giới

Ấn Độ áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với máy tính để thúc đẩy sản xuất trong nước

ClockThứ Năm, 03/08/2023 18:39
TTH.VN - Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) hôm nay (3/8) vừa áp đặt hạn chế nhập khẩu có hiệu lực ngay lập tức đối với máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet), máy tính để bàn cá nhân (PC) và máy chủ (server) - một động thái có thể ảnh hưởng nặng nề đến các công ty như Apple, Dell, Samsung… và buộc họ phải thúc đẩy sản xuất ngay tại Ấn Độ.

Ấn Độ cấm xuất khẩu loại gạo chủ lựcĐến năm 2075, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

leftcenterrightdel
 Một mẫu laptop nội địa của Ấn Độ. Ảnh: Reuters/Tuoitre

Các quy định hiện hành ở Ấn Độ cho phép các công ty tự do nhập khẩu máy tính xách tay, nhưng quy định mới yêu cầu các mặt hàng nói trên phải có giấy phép đặc biệt dành cho hàng nhập khẩu bị hạn chế, tương tự như các hạn chế mà Ấn Độ áp đặt vào năm 2020 đối với các lô hàng TV màu nhập khẩu.

Các giám đốc điều hành trong ngành cho rằng thủ tục cấp phép sẽ khiến thời gian chờ đợi mỗi mẫu máy tính mới ra mắt bị kéo dài, và điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường máy tính khi Ấn Độ sắp bước vào mùa lễ hội – thời điểm doanh số bán hàng thường tăng đột biến.

Thông báo của chính phủ không đưa ra lý do cho động thái này, nhưng chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã và đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước và không khuyến khích nhập khẩu theo kế hoạch “Sản xuất tại Ấn Độ” của ông.

Nhập khẩu hàng điện tử của Ấn Độ, bao gồm máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính cá nhân, đạt 19,7 tỷ USD trong quý 2/2023, tăng 6,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu hàng điện tử chiếm khoảng từ 7% đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Được biết, nhiều iPad của Apple và laptop của Dell đã được nhập khẩu vào nước này, thay vì được sản xuất trong nước.

“Cú hích” cho sản xuất trong nước

Ấn Độ đã và đang cố gắng thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách đưa ra các ưu đãi liên quan đến sản xuất trong hơn 20 lĩnh vực, bao gồm cả điện tử. Chính phủ đã gia hạn thời hạn cho các công ty đăng ký chương trình khuyến khích sản xuất trị giá 2 tỷ USD để thu hút các khoản đầu tư lớn vào sản xuất các phần cứng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm các sản phẩm như máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính cá nhân và máy chủ.

Chương trình khuyến khích này là chìa khóa cho tham vọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, với mục tiêu đạt sản lượng hằng năm trị giá 300 tỷ USD vào năm 2026.

Dell, Acer, Samsung, LG Electronics, Apple Inc, Lenovo và HP Inc là một số công ty chủ chốt bán máy tính xách tay tại thị trường Ấn Độ và một phần đáng kể được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc.

Ông Ali Akhtar Jafri, cựu tổng giám đốc của doanh nghiệp công nghiệp điện tử MAIT cho rằng “tinh thần của động thái này là thúc đẩy chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ. Đó không phải là một cú đánh mà là một cú hích”.

Động thái này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất theo hợp đồng tại Ấn Độ như Dixon Technologies (DIXO.NS), cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn 7% từ khi thông tin này xuất hiện.

Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế của Emkay Global nhận định mục đích của biện pháp hạn chế này dường như là để “thay thế một số hàng hóa được nhập khẩu nhiều”.

Theo dữ liệu của chính phủ, máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính cá nhân chiếm khoảng 1,5% tổng lượng nhập khẩu hàng năm của đất nước và gần một nửa trong số đó được mua từ Trung Quốc.

Trước đây, Ấn Độ đã áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm như điện thoại di động để thúc đẩy sản lượng trong nước.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA & Economictimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Return to top