Thế giới

Ấn Độ sẽ là thị trường tiêu dùng lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027

ClockThứ Sáu, 08/09/2023 09:15
TTH.VN - Theo một báo cáo mới từ BMI Research, một đơn vị nghiên cứu của Hãng Dịch vụ tài chính Fitch Solutions, thị trường tiêu dùng của Ấn Độ dự kiến sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2027 khi số lượng các hộ gia đình có thu nhập trung bình và cao tăng lên.

Ấn Độ phê duyệt kế hoạch 7 tỷ USD điện khí hóa giao thông công cộngẤn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầuĐến năm 2075, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

 Người dân chọn mua nhu yếu phẩm tại một siêu thị ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: TTXVN

Quốc gia này hiện đang đứng thứ 5, nhưng Fitch Solutions dự báo mức tăng trưởng 29% trong chi tiêu thực tế của hộ gia đình sẽ đưa Ấn Độ lên 2 bậc.

Trên thực tế, báo cáo nói trên dự báo, mức tăng trưởng trong chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình tại Ấn Độ sẽ vượt xa mức tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác như Indonesia, Philippines và Thái Lan ở mức 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Nhìn chung, khoảng cách giữa tổng chi tiêu hộ gia đình trên khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ cũng sẽ gần gấp 3 lần”, báo cáo cho biết thêm.

Theo ước tính của BMI, chi tiêu hộ gia đình của Ấn Độ sẽ vượt mức 3 nghìn tỷ USD, trong bối cảnh thu nhập khả dụng sẽ tăng trưởng 14,6% hàng năm cho đến năm 2027. Đến lúc đó, dự kiến 25,8% hộ gia đình Ấn Độ sẽ đạt mức thu nhập khả dụng hàng năm là 10.000 USD.

“Phần lớn những hộ gia đình này sẽ sống ở các trung tâm kinh tế như New Delhi, Mumbai và Bengaluru. Các hộ gia đình giàu có hơn chủ yếu sống ở những khu vực thành thị, giúp các nhà bán lẻ dễ dàng nhắm mục tiêu vào những thị trường mục tiêu chính của họ”, BMI nhận định.

Bên cạnh đó, dân số trẻ đông đảo của Ấn Độ cũng là một động lực thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng lên. Khoảng 33% dân số của quốc gia này được ước tính đang ở độ tuổi từ 20 – 33 tuổi, và BMI kỳ vọng nhóm dân số này sẽ chi mạnh cho đồ điện tử.

Báo cáo đưa ra dự báo chi tiêu cho truyền thông sẽ tăng trung bình 11,1% hàng năm lên mức 76,2 tỷ USD vào năm 2027, do tầng lớp trung lưu thành thị, hiểu biết về công nghệ, với mức thu nhập khả dụng gia tăng sẽ khuyến khích chi tiêu cho các sản phẩm như điện tử tiêu dùng.

Ngoài ra, quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở quốc gia này cũng sẽ giúp thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, vì các công ty có thể tiếp cận với người tiêu dùng dễ dàng hơn và mở cửa thêm nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống để phục vụ họ.

THANH NGÂN (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top