Thế giới

Liên Hiệp quốc: Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2022, 2023

ClockThứ Bảy, 15/01/2022 07:28
TTH.VN - Kết quả báo cáo của Liên Hiệp quốc chỉ ra rằng, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2022, giảm từ mức 5,5% của năm 2021, sau đó tiếp tục chạm mốc tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, trong bối cảnh các đợt dịch COVID-19 mới vẫn tiếp xúc xuất hiện và hoành hành trên khắp thế giới, cộng với đó là thách thức trong thị trường lao động, hạn chế chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng.

IMF: Biến thể Omicron có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầuASEAN: Thúc đẩy phát triển kỹ thuật số để tăng trưởngIMF cảnh báo về triển vọng ảm đạm cho các nền kinh tế đang phát triểnWB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm nayNền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2021

Đối mặt với nhiều thách thức, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2022 và năm 2023. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới 2022 cho biết, đà tăng trưởng của năm 2021, theo sau mức giảm 3,4% vào năm 2020, bắt đầu chậm lại vào cuối năm nay. Tình hình này xuất hiện ở cả các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, tác động của các kích thích tài chính và tiện tệ giảm dần, cũng như xuất hiện những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng.

Cùng với đại dịch đang diễn ra, “áp lực lạm phát gia tăng ở các nền kinh tế phát triển và một số các nền kinh tế đang phát triển làm tăng thêm rủi ro cho sự phục hồi. Cụ thể, lạm phát toàn cầu đã tăng lên mức ước tính 5,2% trong năm 2021, cao hơn 2% so với xu hướng của 10 năm trước”, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp quốc chia sẻ.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng, hậu quả lâu dài đang nổi lên của đại dịch COVID-19 làm gia tăng mức độ bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.

Đối với đại đa số các nước đang phát triển, sự phục hồi hoàn toàn trong GDP bình quân đầu người vẫn sẽ khó nắm bắt. Khoảng cách giữa những gì đạt được và những gì sẽ đạt được nếu không có đại dịch COVID-19 vẫn sẽ tồn tại vào năm 2023.

Ngược lại, so với dự báo trước đại dịch, bình quân đầu người ở các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ gần như phục hồi hoàn toàn vào năm 2023.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Return to top