ClockThứ Tư, 12/12/2018 21:37

ADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn định

TTH - Một báo cáo mới từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 12/12 cho biết, các nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang vượt qua những thách thức bên ngoài nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, trong khi áp lực lạm phát đang yếu đi.

ADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậuADB phê duyệt các khoản đầu tư công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2023Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vững

ADB kỳ vọng khu vực châu Á đang phát triển sẽ đạt mức dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm tiếp theo. Ảnh: AFP

Trong báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á năm 2018, ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng khu vực cho năm 2018 ở mức 6% và 5,8% cho năm 2019.

Giá cả hàng hóa quốc tế thấp hơn và động thái của các ngân hàng trung ương sẽ làm dịu biến động thị trường, có nghĩa là lạm phát ở khu vực châu Á được dự báo ở mức 2,6% trong năm 2018, và 2,7% trong năm 2019, giảm từ mức 2,8% được dự báo trước đó cho cả năm nay và năm tới, theo ADB.

Cụ thể, tăng trưởng ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vẫn được dự báo ​​ở mức 6,6% trong năm 2018, và 6,3% vào năm tới.

Động lực tăng trưởng tiếp tục duy trì ở Ấn Độ nhờ xuất khẩu hồi phục, cũng như sản lượng nông nghiệp và công nghiệp cao hơn. Tăng trưởng ở nền kinh tế này được dự báo đạt 7,3% trong năm 2018 và 7,6% vào năm 2019.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực Trung Á năm 2019 được dự báo ở mức 4,3%, tăng so với mức dự báo 4,2% được đưa ra hồi tháng 9, nhờ sự phục hồi của đầu tư công và sản lượng cao hơn từ mỏ khí Shah Deniz giúp tăng cường triển vọng ở Azerbaijan.

Tại khu vực Nam Á, tăng trưởng năm 2019 đang được giữ ở mức 7,1%, so với mức dự báo 7,2% trong tháng 9. Khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2019, so với dự báo trước đó là 5,2%. Nền kinh tế Thái Bình Dương đang trên đà mở rộng 3,1% vào năm 2019.

Trong một động thái liên quan, nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada nhận định, căng thẳng thương mại chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là rủi ro đối với triển vọng kinh tế trong khu vực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top