Thế giới

APEC 2021: Thảo luận kế hoạch thúc đẩy Tầm nhìn APEC 2040

ClockThứ Ba, 09/11/2021 10:36
Lãnh đạo cấp cao từ 21 quốc gia APEC có kế hoạch thảo luận các chính sách kinh tế và thương mại nhằm hồi phục kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tếThúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Công nhân làm việc tại nhà máy dệt may ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 14/9/2021. Ảnh minh họa: JIO/TTXVN

Tại cuộc họp hoàn tất các nội dung trong chương trình nghị sự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 sẽ diễn ra trong tuần này, giới chức các nền kinh tế thành viên đã thảo luận về các kế hoạch hành động cho Tầm nhìn APEC 2040. 

Trong thông báo ngày 8/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Lee Sung-ho, phụ trách ngoại giao kinh tế, đã đại diện cho Seoul dự hội nghị trưc tuyến được tổ chức vào tuần trước để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC sẽ diễn ra ở New Zealand ngày 12/11.

Tại cuộc họp này, đại diện các nền kinh tế thành viên APEC đã thảo luận về các kế hoạch hành động cho Tầm nhìn APEC 2040 nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, đồng thời tìm kiếm tăng trưởng bền vững và bao trùm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2040.

Tại Hội nghị cấp cao APEC lần này, lãnh đạo cấp cao từ 21 quốc gia thành viên của APEC cũng có kế hoạch thảo luận các chính sách kinh tế và thương mại nhằm hồi phục kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Hội nghị cấp cao APEC 2021 là sự kiện cuối cùng trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2021 do New Zealand đăng cai tổ chức hoàn toàn theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuần lễ sẽ bắt đầu với Hội nghị cấp bộ trưởng kéo dài trong hai ngày 9-10/11 (theo giờ địa phương) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Nanaia Mahuta và Bộ trưởng Thương mại và tăng trưởng xuất khẩu Damien O’Connor của New Zealand.

Tiếp sau sự kiện này là Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2021 vào ngày 11-12/11. Sự kiện sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo APEC, các giám đốc điều hành hàng đầu thế giới, các doanh nhân để trao đổi quan điểm về các vấn đề lớn mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt.

Trong khi đó, các đại biểu thanh niên sẽ gặp nhau tại sự kiện thanh niên hằng năm - Hội nghị Tiếng nói tương lai APEC 2021 - vào ngày 9-10/11 tới. Thủ tướng New Zealand sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị này.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cũng sẽ có cuộc đối thoại thường niên với Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) vào ngày 12/11 tới, do Thủ tướng Jacinda Ardern và Chủ tịch Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC 2021 Rachel Taulelei đồng chủ trì.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Chính sách kinh tế được dư luận quan tâm có hiệu lực từ tháng 1/2024

Một số hàng hóa được giảm thuế giá trị gia tăng 2% chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2024; từ ngày 15/1, Việt Nam áp dụng quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) cũng được dư luận chú ý có hiệu lực từ đầu năm nay.

Chính sách kinh tế được dư luận quan tâm có hiệu lực từ tháng 1 2024
Return to top