Thế giới

APEC nỗ lực giải bài toán phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19

ClockThứ Sáu, 03/09/2021 15:58
Giới chức cấp cao APEC nhóm họp tìm giải pháp đảm bảo sự phục hồi cho các nền kinh tế thành viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành và có thể gây ra những cú sốc trong tương lai.

Mỹ đề nghị đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023Lãnh đạo APEC cam kết tăng gấp đôi nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19Thủ tướng New Zealand chủ trì cuộc họp không chính thức cấp cao APEC về COVID-19Bộ trưởng Thương mại APEC cam kết thúc đẩy dòng chảy vaccine COVID-19Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Các phương tiện di chuyển trên đường phố tại Wellington, New Zealand, ngày 9/6/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhóm họp trong ngày 3/9, giới chức cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) thảo luận về biện pháp thúc đẩy các chính sách thương mại táo bạo và thiết thực, cũng như tìm giải pháp đảm bảo sự phục hồi cho các nền kinh tế thành viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành và tiềm ẩn nhiều nguy buộc các nước cần nỗ lực chuẩn bị cho những cú sốc có thể xảy đến trong tương lai.

Bà Vangelis Vitalis, quan chức cấp cao của New Zealand, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên APEC năm 2021, nhấn mạnh rằng: "APEC đang ở trong gian đoạn quan trọng, khi các nền kinh tế thành viên phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế kéo dài. Giữa những bất ổn này, các bên cần phối hợp cùng nhau, dựa trên niềm tin chung rằng việc hợp tác thương mại nhiều hơn và cởi mở hơn, cùng với cải cách cơ cấu và tăng cường hợp tác là cách ứng phó hiệu quả nhất đối với đại dịch."

Theo quan chức này, các biện pháp được hướng tới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt và giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế trên toàn khu vực cũng bao gồm cả công tác đảm bảo sản xuất, cung cấp và phân phối vaccine phòng COVID-19 cũng như các nỗ lực chia sẻ vaccine trên toàn cầu, dỡ bỏ các rào cản đối với dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu và bảo đảm rằng mọi người đều có thể tiếp cận các hệ thống chăm sóc y tế của khu vực.

Các nhóm chính sách và giới chức cấp cao của APEC cũng đã thông báo về những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện tuyên bố chung của các bộ trưởng năm 2020 về tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả hoạt động cung ứng vaccine, hàng hóa và dịch vụ liên quan, cũng như vật tư y tế và thương mại kỹ thuật số.

Báo cáo kinh tế gần đây của Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC cho thấy tuy sự phục hồi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ tiêm chủng và công tác phân phối vaccine trên toàn khu vực, nhưng APEC vẫn dự kiến đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 6,4% trong năm nay.

Bà Vitalis cũng cho biết APEC mong muốn thúc đẩy một số sáng kiến "bao gồm hiện đại hóa danh mục hàng hóa và dịch vụ vì môi trường như một cách đóng góp cho sự phát triển bền vững."

APEC hiện là tổ chức liên chính phủ duy nhất có danh sách hàng hóa vì môi trường được thống nhất. Năm 2012, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí giảm thuế quan xuống mức không quá 5% trong Danh sách Hàng hóa vì môi trường của APEC. Danh sách này bao gồm 54 sản phẩm đóng góp tích cực vào tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Theo bà Vitalis, APEC cũng "đang nỗ lực để tìm ra điểm chung giữa 21 nền kinh tế thành viên về cách các nền kinh tế có thể thúc đẩy thương mại kỹ thuật số trong khu vực thông qua Internet và lộ trình kinh tế kỹ thuật số, đồng thời giải quyết những khoảng cách hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người được hưởng lợi ích của lĩnh vực này".

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top