Thế giới

Lãnh đạo APEC cam kết tăng gấp đôi nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19

ClockThứ Bảy, 17/07/2021 10:06
TTH.VN - Trong cuộc họp trực tuyến đặc biệt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hôm qua (16/7), các nhà lãnh đạo của 21 quốc gia thành viên, cam kết sẽ tăng gấp đôi nỗ lực chống lại đại dịch và thúc đẩy tiến trình sản xuất và tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Thủ tướng New Zealand chủ trì cuộc họp không chính thức cấp cao APEC về COVID-19Bộ trưởng Thương mại APEC cam kết thúc đẩy dòng chảy vaccine COVID-19Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Lãnh đạo các nước APEC tham dự cuộc họp trực tuyến ngày 16/7. Ảnh: APEC 2021

Giữa bối cảnh nhiều nước đang phải vật lộn để kiềm chế các đợt bùng phát trở nên trầm trọng hơn bởi biến thể Delta, các nhà lãnh đạo, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khuyến khích việc tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine “theo các điều kiện được hai bên đồng ý” khi khu vực chuẩn bị cho những “cú sốc sức khỏe” khác trong tương lai.

Sau cuộc họp trực tuyến do New Zealand chủ trì, tuyên bố chung được các nhà lãnh đạo đưa ra nói rằng "đại dịch sẽ tiếp tục có tác động tàn khốc đối với người dân và các nền kinh tế trong khu vực. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe này chỉ thể được khắc phục bằng cách tăng tốc tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng”.

Reuters cho biết cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo APEC hôm qua chủ yếu thảo luận về các hành động tập thể nhằm đối phó với COVID-19 và các tác động kinh tế của đại dịch.

Phát biểu sau cuộc họp, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch APEC 2021, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc họp bất thường như thế này được tổ chức, trước thềm cuộc họp chính thức sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, “tập trung vào tất cả các khía cạnh đóng góp vào nỗ lực tiêm chủng toàn cầu, trong đó có sản xuất, chia sẻ và sử dụng vaccine”. Đồng thời, các nhà lãnh đạo nhất trí với quan điểm rằng đây sẽ không phải là đại dịch cuối cùng của thế giới và việc chuẩn bị là rất quan trọng. 

Cuộc họp cũng nêu bật những lo ngại ngày càng tăng về đại dịch đang hoành hành trong khu vực, khi các quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Australia phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới.

Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương và cam kết Mỹ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Nhà Trắng cho hay.

“Tổng thống Biden cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc đầu tư vào an ninh y tế toàn cầu tốt hơn và sự chuẩn bị để chúng ta có thể sẵn sàng vào lần tiếp theo khi phải đối mặt với một đại dịch mới”, tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.

Trong khi đó, Tổng thống Putin nói rằng các rào cản toàn cầu đối với việc sản xuất và phân phối vaccine cần phải được dỡ bỏ, và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ quyết tâm tổ chức một Thế vận hội an toàn và bảo đảm.

Nhóm APEC gồm 21 quốc gia thành viên, trong đó có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước nghèo như Papua New Guinea, cũng như các quốc gia đang ở những mốc rất khác nhau trong chu kỳ COVID-19, mang lại nhiều thách thức trong việc xây dựng sự đồng thuận.

Vào tháng trước, các Bộ trưởng Thương mại APEC nhất trí xem xét các rào cản thương mại và xúc tiến việc vận chuyển xuyên biên giới vaccine COVID-19 và các hàng hóa liên quan. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã dừng lại do không đạt được cam kết rộng rãi về việc xóa bỏ thuế quan mà New Zealand đang thúc đẩy.

Hiện đã có hơn 50 triệu ca nhiễm COVID-19 trong các nước thành viên APEC, với hơn 1 triệu trường hợp tử vong. GDP toàn APEC đã giảm 1,9% trong năm 2020.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top