Thế giới

Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á

ClockThứ Sáu, 06/12/2019 07:42
TTH.VN - Trong bảng xếp hạng Expats City Ranking 2019, tổng cộng 3,5 triệu người nước ngoài đã bình chọn Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á, theo sau đó là Kuala Lumpur (Malaysia).

5 thành phố đáng sống hàng ngàn năm ở châu Á – Thái Bình DươngTokyo là thành phố hấp dẫn nhất châu ÁChicago trở thành thành phố đáng sống nhất thế giớiNew York là thành phố tốt nhất thế giới về ẩm thực và văn hóaSingapore là thành phố châu Á tốt nhất dành cho người nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ 3 trong danh sách. Ảnh: Vietnam Net

Đây là lần đầu tiên Kuala Lumpur ghi tên mình vào top 3 thế giới.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức InterNations cũng chỉ ra rằng TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam xếp vị trí thứ 3 trong danh sách, thứ 4 là Singapore.

Tại Kuala Lumpur, 75% người nước ngoài cảm thấy như ở nhà. Trong khi khoảng 69% những người được hỏi cho rằng họ hài lòng về cuộc sống xã hội của mình.

Khi sống tại một thành phố khác, nhiều người nước ngoài cho biết ngôn ngữ không phải là một vấn đề quá quan trọng. Cụ thể là khoảng 92% cho rằng, họ vẫn có thể sinh sống tại Kuala Lumpur mà không cần biết nói tiếng địa phương.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít người nước ngoài phàn nàn về chi phí sinh hoạt và tài chính, cũng như chỉ số nhà ở.

Khảo sát với hơn 20.000 người nước ngoài đại diện cho 178 quốc tịch sống tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, có tổng cộng 12 thành phố châu Á lọt vào danh sách xếp hạng hằng năm của InterNations. Ngoài Đài Bắc vẫn giữ vững thứ hạng như năm ngoái, còn có Bangkok xếp thứ 20, Tokyo 26, Jakarta 33, Thượng Hải 43, Hongkong 52, Bắc Kinh 60, Seoul 63 và thành phố Yangoon xếp vị thứ 73.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top