Thế giới

Australia: Đối mặt với hậu quả sau thảm họa cháy rừng

ClockThứ Bảy, 15/02/2020 15:02
TTH.VN - “Mùa hè đen tối” của những đám cháy dai dẳng tàn khốc ở Australia cuối cùng cũng sắp kết thúc. Tuy nhiên, những tranh cãi gay gắt về việc giải quyết hậu quả do thảm họa cháy rừng gây ra lại đang là vấn đề đáng quan tâm ở đất nước này.

Australia hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sau thảm họa cháy rừngAustralia công bố gói hỗ trợ 52 triệu USD để phục hồi ngành du lịch sau thảm họa cháy rừngThiên tai tiếp tục đe dọa tàn phá nhiều bang của AustraliaAustralia viện trợ thêm 40 triệu USD cho cộng đồng người dân chịu ảnh hưởng bởi cháy rừngDự báo có mưa lớn tại Australia

Australia đối mặt với hậu quả sau thảm họa cháy rừng. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Khi những người lính cứu hỏa tuyên bố rằng trong tuần này, hầu hết các đám cháy nghiêm trọng ở bang New South Wales đều đã được kiểm soát, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2019, mọi người dân Australia mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Ở những khu vực khác, tuy vẫn còn một vài đám cháy, song phần lớn người dân nước này đều không còn phải lo lắng về nguy cơ cháy lây lan. Cuối cùng, công dân Australia đã không còn phải thường xuyên sử dụng ứng dụng “Fires Near Me” để cảnh báo về những đám cháy trong khu vực xung quanh. Các bậc phụ huynh cũng không phải phân vân về việc có nên để con em mình vui chơi ngoài trời hay không.

Mặc dù đây là một tin tốt, song vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết sau đợt cháy rừng này.

Cụ thể, do cháy rừng ở Australia, hàng chục gia đình đã mất người thân, hàng ngàn ngôi nhà và trang trại bị thiêu rụi, bờ biển phía Đông cháy đen và hàng triệu người rơi vào lo sợ tột độ.

Trả lời cho câu hỏi điều gì tiếp theo sẽ diễn ra ở Australia, phần lớn các chính trị gia đều cho biết công tác chỉ đạo khắc phục đang được tiến hành.

Ngoài ra, giới chức Australia cũng nhận thức rõ ràng về tác động của thảm họa cháy rừng đối với chính trị quốc gia.

Được biết, Australia là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn than đá nổi tiếng của thế giới.

Than đá chiếm khoảng 75% sản lượng điện và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Australia trị giá 60 tỷ AUD/năm. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Australia sau quặng sắt.

Mặc dù những người dân tại những khu vực ngoại ô giàu có có thể kêu gọi cắt giảm khí thải và thúc đẩy năng lượng xanh, tuy nhiên than đá cũng tạo nên hàng ngàn việc làm cho người dân. Do đó, ý kiến này vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trước vấn đề này, ứng cử viên độc lập Zali Steggall khẳng định trong bối cảnh các vụ cháy rừng mặc dù đã được kiểm soát song vẫn có thể quay lại và nghiêm trọng hơn, hiện các chính trị gia đang mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm sự đồng thuận trong những bước đi tiếp theo. "Có thể sẽ là quá muộn để làm bất kỳ điều gì”, ứng cử viên này nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Quảng Điền chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ

Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ (BVCTNB) nhằm xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ... được Huyện ủy Quảng Điền quan tâm.

Quảng Điền chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Return to top