Thế giới

Sri Lanka cấm đồ nhựa dùng một lần để cứu loài voi

ClockThứ Ba, 14/02/2023 18:15
TTH.VN - Ngày 14/2, Chính phủ Sri Lanka tuyên bố sẽ cấm sản xuất và buôn bán các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Động thái này diễn ra sau hàng loạt các vụ voi và hươu hoang dã chết vì ngộ độc nhựa.

Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thảiStarbucks Hàn Quốc ngừng sử dụng cốc nhựa dùng một lần ở đảo JejuBang thứ 2 của Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lầnĐức cấm túi nhựa dùng một lần từ năm 2020Nhật Bản đẩy mạnh nỗ lực xử lý rác thải nhựa tại Hội nghị G20

Những chú voi đang kiếm ăn ở một bãi rác đầy sản phẩm nhựa tại Sri Lanka. Ảnh: Kinhtemoitruong

Ông Bandula Gunawardana - phát ngôn viên Nội các kiêm Bộ trưởng Truyền thông Sri Lanka, cho biết, việc sản xuất hoặc buôn bán dao nĩa nhựa, bình lắc cocktail bằng nhựa và hoa giả sẽ bị cấm từ tháng 6 tới.

Quyết định này được đưa ra dựa trên khuyến nghị của một hội đồng được thành lập cách đây 18 tháng trước nhằm nghiên cứu tác động của rác thải nhựa đối với môi trường và động vật hoang dã.

Trước đó, các túi nilon không thể phân hủy sinh học đã bị cấm vào năm 2017 do lo ngại các nguy cơ liên quan đến các trận lũ quét.

Và việc nhập khẩu dao nĩa nhựa, bao bì bọc thực phẩm và đồ chơi bằng nhựa cũng đã được đưa vào danh sách cấm của Chính phủ Sri Lanka hai năm trước, sau hàng loạt vụ việc voi và hươu chết ở phía đông bắc quốc đảo Nam Á này sau khi kiếm ăn ở các bãi rác lộ thiên.

Khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy, những con vật này đã chết sau khi ăn phải nhựa trộn lẫn trong rác thải thực phẩm.

Tuy nhiên, bất chấp các lệnh cấm lúc đó, việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa trong nước vẫn tiếp diễn.

Với động thái mới này, người đứng đầu tổ chức quản lý các loài voi châu Á - ông Jayantha Jayewardene, đã bày tỏ sự hoan nghênh lớn với Chính phủ Sri Lanka. Tuy nhiên, ông khuyến nghị lệnh cấm nên được mở rộng đối với cả túi nilon phân hủy sinh học.

“Những chiếc túi này đang xâm nhập vào chuỗi thức ăn của voi và động vật hoang dã và đó không phải là điều tốt”, ông cảnh báo.

Tại Sri Lanka, voi được coi là loài động vật linh thiêng và được pháp luật bảo vệ. Dù vậy, mỗi năm có khoảng 400 con voi chết và khoảng 50 người tử vong do xung đột giữa người và voi ở gần các khu bảo tồn động vật hoang dã. Môi trường sống bị thu hẹp đã dẫn đến việc những con voi khổng lồ tấn công các ngôi làng để tìm kiếm thức ăn và nhiều con đã phải chịu cái chết đau đớn sau khi kiếm ăn tại các bãi chứa đầy rác thải nhựa.

Khoảng 5 năm trước, hàng chục con hươu hoang dã cũng đã chết vì ngộ độc nhựa ở huyện Trincomalee, phía đông bắc Sri Lanka, khiến chính phủ phải ban hành lệnh cấm đổ rác lộ thiên gần các khu bảo tồn rừng.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Công ty pallet nhựa Hà Nội Pavico Việt Nam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai quật, xử lý, chế tác 2 bộ mẫu xương bò tót và voi phục vụ trưng bày tại bảo tàng

Sáng 19/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh "Khai quật, xử lý và chế tác 2 bộ mẫu xương động vật (bò tót và voi) phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung" do Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung chủ trì thực hiện.

Khai quật, xử lý, chế tác 2 bộ mẫu xương bò tót và voi phục vụ trưng bày tại bảo tàng
Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD

Thông tin chính thức từ một quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 21/3 cho biết, Sri Lanka sẽ nhận được khoản giải ngân đầu tiên khoảng 330 triệu USD trong gói cứu trợ trị giá 2,9 tỷ USD từ IMF trong hai ngày tới, và sau đó, các khoản giải ngân tiếp theo sẽ đi liền với các đánh giá diễn ra 6 tháng/lần. Thông tin này mang lại nhiều hi vọng cho Sri Lanka – đất nước đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh thế nghiêm trọng.

Hi vọng cho Sri Lanka IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
Cơ hội cho đàn voi

Những khi nghe voi rừng“nổi điên” kéo về quấy rầy con người ở nơi này nơi khác, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng là bởi ít ra vẫn đang tồn tại một vài đàn voi trong môi trường tự nhiên, còn lo là lo nhỡ có nhóm người nào đó “nổi điên” lại thì voi cũng… chết.

Cơ hội cho đàn voi
Return to top