Thế giới
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

ClockThứ Hai, 22/01/2024 11:49
TTH.VN - Các đại biểu tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 tại Davos (Thụy Sĩ) nhận định, giữa lúc sự năng động kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được khuyến khích, khu vực cũng sẽ phải vật lộn với những thách thức kép, bao gồm nhân khẩu học và biến đổi khí hậu.

S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tớiTư lệnh Hải quân Mỹ nhấn mạnh tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngCác nhà lãnh đạo nhất trí về ba trụ cột hợp tác tại đàm phán IPEF do Mỹ dẫn đầuG7 cam kết nỗ lực vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mởMỹ vẫn tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Cần nỗ lực hơn nữa vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và phát triển toàn diện hơn. Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

“Trong vài thập kỷ qua, khu vực này chiếm một nửa tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu, một nửa tốc độ tăng trưởng sản xuất, một nửa tốc độ tăng trưởng thương mại và gần một nửa tổng chỉ tiêu cho nghiên cứu và phát triển, cũng như một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ Michael Froman nhận xét, qua đó thu hút sự chú ý đến vai trò quan trọng của khu vực này trên toàn cầu.

Theo ông Michael Froman, nhiều quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với những thách thức về nhân khẩu học. Trong khi khu vực này chiếm một nửa tổng dân số trưởng thành trong độ tuổi lao động, nhiều quốc gia khác cũng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc, có dân số già.

Một bài báo do Tạp chí Georgetown xuất bản vào tháng 1/2023 lưu ý, những thay đổi về nhân khẩu học hiện nay ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ có tác động sâu rộng đến an ninh khu vực và động lực kinh tế toàn cầu.

Đối với những thách thức về khí hậu, phần lớn mức tăng phát thải toàn cầu đến từ khu vực này và một số quốc gia dễ bị tổn thương nhất, tức các quốc đảo ở Thái Bình Dương, đang phải vật lộn với hậu quả từ biến đổi khí hậu.

Đây chính là một vấn đề quan trọng khác mà nhiều nước trong khu vực phải đối mặt.

Một bài báo của Hiệp hội châu Á Thụy Sĩ và Viện Swiss Re năm 2021 chỉ ra rằng khu vực này dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu. Khả năng đến năm 2050, nhiều khu vực ở châu Á sẽ chứng kiến nhiệt độ trung bình tăng, cùng với đó là các đợt nắng nóng, lượng mưa cực lớn và hạn hán cũng ngày càng tăng.

Về vấn đề hợp tác giữa các nước, Mỹ đã nhấn mạnh rằng nước này vẫn duy trì cam kết với khu vực. Điều này thể hiện rõ nhất qua cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nhà lãnh đạo tham gia ký kết Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) tại San Francisco vào tháng 11/2023 vừa qua.

Mặc dù khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tổn tại được một thời gian, nhưng phải đến năm 2022, khái niệm này mới được nhiều người quan tâm, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ra mắt sáng kiến về khuôn khổ IPEF tại Tokyo (Nhật Bản) với hàng chục nước đối tác bao gồm Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cùng nhau, các nước chiếm khoảng 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Fiji tham gia với tư cách là thành viên thứ 14 của IPEF vào tháng 5/2023.

Theo các đại biểu tham gia WEF, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là một khu vực đáng chú ý nhờ tính năng động và sức mạnh vốn có của khu vực này. Tuy nhiên, khu vực vẫn sẽ cần triển khai nhiều nỗ lực tập thể để giải quyết thách thức, trong đó có nhiều thách thức nếu được giải quyết sẽ khai phá tiềm năng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn này, có hai điều rõ ràng rằng đây là khu vực năng động nhất về mặt kinh tế và có các yếu tố, cũng như tồn tại đặc điểm đa dạng như từ các quốc gia có trình độ công nghệ rất tiên tiến cho đến các nước đang bị bỏ lại phía sau.

Trong quá trình toàn cầu hóa, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng, cũng như sự phát triển địa chính trị sẽ tạo nên những tác động riêng và các hệ thống cần được chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với những thay đổi này “mượt mà nhất có thể”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top