Thế giới

Biến thể B1617 được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổ

ClockThứ Tư, 26/05/2021 21:48
TTH - Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/5 cho biết, biến thể COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ (được gọi là B1617) hiện đã được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổ.

WHO: Ước tính ít nhất 115.000 nhân viên y tế toàn cầu đã chết vì COVID-19WHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

Người dân tại thủ đô Jakarta, Indonesia được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Ngoài ra, WHO cũng đã nhận được thông tin từ các nguồn không chính thức rằng, biến thể B1617 đã được tìm thấy ở 7 vùng lãnh thổ khác, nâng tổng số lên 60 vùng lãnh thổ, theo số liệu trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần của cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc.

Đáng chú ý, biến thể B1617 đã cho thấy khả năng lây nhiễm gia tăng, trong khi mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ lây nhiễm đang được điều tra. Trên toàn cầu trong tuần qua, số ca nhiễm mới và số ca tử vong tiếp tục giảm, với khoảng 4,1 triệu ca nhiễm mới và 84.000 ca tử vong mới được báo cáo, giảm lần lượt 14% và 2% so với tuần trước đó.

Cũng trong 7 ngày qua, khu vực châu Âu của WHO đã báo cáo số ca nhiễm mới và số ca tử vong giảm nhiều nhất, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á. Số ca nhiễm được ghi nhận tại châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, châu Phi, và khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn ở mức tương tự như các báo cáo trong tuần trước đó.

Mặc dù xu hướng toàn cầu giảm trong 4 tuần qua, tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19 vẫn ở mức cao, và sự gia tăng đáng kể đã được chứng kiến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Số ca nhiễm mới cao nhất trong 7 ngày qua được báo cáo từ Ấn Độ (1.846.055 ca - giảm 23%); Brazil (451.424 ca - tăng 3%); Argentina (213.046 ca - tăng 41%), Mỹ (188.410 ca - giảm 20%), và Colombia (107.590 ca - giảm 7%).

Bên cạnh đó, bản cập nhật cũng cung cấp thông tin về 4 đột biến được phân loại là các “biến thể gây quan ngại”, đó là những đột biến được báo cáo lần đầu tiên ở Anh (B117), ở Nam Phi (B1351), ở Brazil (P1), và ở Ấn Độ (B1617).

Cụ thể, biến thể B117 hiện được báo cáo tại 149 vùng lãnh thổ; biến thể B1351 được ghi nhận ở 102 vùng lãnh thổ, và biến thể P1 xuất hiện tại 59 vùng lãnh thổ.

Tiếp đó, WHO đã chia các số liệu đối với biến thể B1617 thành 3 dòng (bao gồm: B16171, B16172, và B16173). Dòng đầu tiên được báo cáo ở tổng số 41 vùng lãnh thổ, dòng thứ 2 tại 54 vùng lãnh thổ, và dòng thứ 3 ở 6 vùng lãnh thổ là: Anh, Canada, Đức, Ấn Độ, Nga, và Mỹ. Tổng cộng, các dòng của biến thể B1617 đã được ghi nhận chính thức ở 53 vùng lãnh thổ và không chính thức ở 7 vùng lãnh thổ khác.

Ngoài ra, bản cập nhật cũng liệt kê 6 “biến thể cần quan tâm” đang được theo dõi. Đó là 1 biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở nhiều quốc gia; 2 biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Mỹ; trong khi 3 biến thể khác lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil, Philippines, và Pháp.

Qua đó, báo cáo của WHO nhận định: “Làm giảm sự lây nhiễm thông qua các phương pháp kiểm soát dịch bệnh đã được thiết lập và chứng minh... là những yếu tố quan trọng của chiến lược toàn cầu, nhằm thu hẹp sự xuất hiện của các đột biến gây tác động tiêu cực lên sức khỏe cộng đồng”.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
Return to top