ClockThứ Sáu, 20/04/2018 15:21

GMS thịnh vượng - thách thức và cơ hội cho tương lai

TTH - Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các quốc gia thành viên thuộc khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong suốt thời gian vừa qua. Sau một thời gian đối mặt với nghèo đói kéo dài, khu vực này đã và đang dần đứng lên với một chuỗi các thành công nổi bật về kinh tế.

ADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộngADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁADB hỗ trợ Việt Nam tái tạo năng lượng từ rác thảiADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”

Khu vực GMS sẽ được hưởng lợi từ việc thắt chặt quan hệ với các nền tảng hợp tác khu vực và toàn cầu Ảnh: Din Merican

Khu vực GMS có được vị thế như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ vào sự góp sức của chương trình hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GECP). Được thành lập vào năm 1992 và đóng vai trò như một phương tiện hỗ trợ tăng cường kinh tế và thúc đẩy hợp tác khu vực, 6 nước thành viên GMS bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc đã xây dựng nền tảng kinh tế hợp tác vững chắc, với nguồn vốn khoảng 21 tỷ USD để phục vụ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên. Nhờ vào chương trình hợp tác này, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào GMS đã tăng lên gấp 10 lần và giá trị thương mại giữa các nước cũng tăng trưởng đáng kể, từ 5 tỷ USD lên hơn 414 tỷ USD.

Bên cạnh những thành công nổi bật, tiểu vùng sông Mekong mở rộng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức làm cản trở quá trình tiến tới thịnh vượng. Do đó, nỗ lực giảm nghèo, đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực vẫn là những ưu tiên hàng đầu của chương trình GECP. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều khó khăn mới đang bắt đầu xuất hiện, trong đó nổi bật nhất là: bất bình đẳng ngày càng gia tăng, di cư, dân vượt biên ngày một nhiều và tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chính sách đối phó và cơ hội phát triển

Hiện đang có rất nhiều cơ hội nổi lên cần được các nước thành viên GMS nắm bắt để phát triển, nhất là việc kết hợp công nghệ mới vào các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, nông nghiệp, y tế và tài chính. Về địa lý, các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng nằm ở ngã ba Nam Á và Đông Nam Á, nên đây sẽ là điều kiện tốt để các nước hưởng lợi từ đà phát triển lớn mạnh của khu vực Nam Á.

Vừa qua các lãnh đạo cấp cao của 6 nước thành viên đã tham gia Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) tại Hà Nội nhằm cùng nhau thảo luận, xem xét cách thức phát triển các sáng kiến mới thức thời mà vẫn đáp ứng nhu cầu của khu vực. Theo đó, kế hoạch hành động Hà Nội 2018-2022 và khung đầu tư khu vực vùng 2022 là hai trong số ba văn kiện quan trọng hỗ trợ hình thành nền tảng vững chắc cho các quốc gia tăng cường hợp tác thông qua quá trình đổi mới liên tục. Theo giới chuyên gia, hai văn kiện này sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa hệ thống mục tiêu chiến lược của GECP nhằm tăng cường khả năng kết nối, tính cạnh tranh và phát triển toàn diện cộng đồng khu vực.

Cụ thể, mục tiêu tăng cường kết nối đã và đang được triển khai vô cùng suôn sẻ, nhất là khi GECP đã cho phân phối, lắp đặt hơn 3.000km đường dây tải điện và nâng cấp, xây mới thêm khoảng 10.000km đường bộ đạt chuẩn. Thêm vào đó, các mạng lưới vận tải riêng lẻ này đã được chuyển đổi thành một mạng lưới liên kết với nhau trong hành lang kinh tế xuyên quốc gia để mở rộng lợi ích tăng trưởng đến các vùng sâu, vùng xa.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, khả năng cạnh tranh của tiểu vùng cũng được cải thiện đáng kể nhằm thúc đẩy ngành vận tải, thương mại, xuất khẩu nông nghiệp... đạt được nhiều kết quả khả quan và xây dựng GMS trở thành một điểm đến du lịch riêng lẻ trong tương lai, sau khi ghi nhận khoảng 60 triệu khách du lịch vào năm 2016.

Cộng đồng GMS đang nỗ lực tận dụng các sáng kiến xuyên biên giới để ngăn chặn sự lây lan của các chủng bệnh truyền nhiễm, cùng lúc mở rộng cơ hội giáo dục, bảo vệ quần thể sinh học đa dạng của khu vực và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu...

Về vấn đề hỗ trợ của các tổ chức, ngân hàng ADB dự kiến sẽ tài trợ 7 tỷ USD trong năm 2018 nhằm phục vụ sử dụng cho các dự án hỗ trợ vận tải, du lịch, năng lượng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và phát triển đô thị...

Nhìn chung, khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng sẽ được hưởng lợi từ việc thắt chặt quan hệ với các nền tảng hợp tác khu vực và toàn cầu – những nhân tố mở đường cho các cơ hội phát triển toàn diện trong tương lai.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ AECtoday News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu

Theo tin từ Reuters ngày 11/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có - đánh dấu lần đầu tiên có bảo lãnh, có chủ quyền cho tài chính khí hậu.

ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu
Return to top