Thế giới

Các bộ trưởng G20 không đạt đồng thuận về lạm phát toàn cầu

ClockChủ Nhật, 17/07/2022 07:58
Indonesia, nước chủ tịch G20 năm nay, đã cố gắng thúc đẩy một thông cáo chung bất chấp sự chia rẽ của các nước thành viên về cuộc xung đột tại Ukraine và tình trạng lạm phát gia tăng.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 khai mạc sáng nayLãnh đạo IMF: Phải giải quyết tốt các vấn đề nợ toàn cầu

Quang cảnh phiên họp G20 tại Bali, Indonesia, ngày 15/07/2022. (Ảnh: REUTERS)

Ngày 16/7, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã không tìm thấy điểm chung liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine và hậu quả của nó đối với lạm phát toàn cầu.

Indonesia, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 trong năm nay, đã cố gắng thúc đẩy một thông cáo chung bất chấp sự chia rẽ của các nước thành viên về cuộc xung đột tại Ukraine, tình trạng lạm phát gia tăng và các áp lực kinh tế khác.

Các bộ trưởng tài chính G20 đã từ bỏ việc công bố thông cáo chung sau hai ngày họp tại Bali (Indonesia). Thay vào đó, Indonesia sẽ ra “tuyên bố của chủ tịch G20.”

Thông cáo chung phải được tất cả các nước ký kết và hiếm khi các bộ trưởng tài chính G20 không ra được văn bản này. Diễn ra trong ngày 15-16/7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính được xem là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới.

Khi được hỏi về việc hủy bỏ ra thông cáo chung, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết quyết định này của nước chủ tịch G20 được đưa ra “trong một tình huống rất thách thức và khó khăn.”

Về việc thay thông cáo chung bằng tuyên bố của chủ tịch, bà Indrawati cho hay: “Hầu hết các đoạn thực sự đều được các thành viên G20 ủng hộ,” đồng thời nói thêm rằng “vẫn còn một vấn đề mà họ chưa thể dung hòa.”

Đây không phải là lần đầu tiên G20 không đạt được nhất trí. Hồi tháng 4, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 đã không thể ra tuyên bố chung tại cuộc họp ở Washington sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và một số người đồng cấp phương Tây bước ra khỏi cuộc họp khi các quan chức Nga bắt đầu phát biểu.

Trong bài phát biểu khai mạc ngày 15/7, bà Indrawati đã lên tiếng cảnh báo về việc các nước G20 không đạt được đồng thuận về các mối đe dọa kinh tế lớn như xung đột, giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu tăng cao.

Tại một cuộc hội thảo bên lề diễn ra cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo đã kêu gọi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 đoàn kết./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HUẾ LẦN THỨ XI NHIỆM KỲ 2024 - 2029
Thành tựu của sự đoàn kết và đồng thuận

Bộ mặt thành phố đang ngày càng khởi sắc, đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tăng lên. Thành phố đã triển khai thực hiện bảo đảm yêu cầu về nội dung, tiến độ 06 chương trình và 07 dự án trọng điểm. Sự thay đổi tích cực, phát triển đó chính là thành tựu của lòng quyết tâm và tinh thần đoàn kết, gắn bó của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Trong thành quả chung đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Huế đã có đóng góp quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân.

Thành tựu của sự đoàn kết và đồng thuận
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top