Thế giới

Các cuộc biểu tình về khí hậu kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch

ClockThứ Bảy, 16/09/2023 06:46
TTH - Cuối tuần này, ước tính hơn một triệu người trên thế giới sẽ xuống đường tham gia các cuộc biểu tình về khí hậu, nhằm kêu gọi các chính phủ ngừng trợ cấp cho dầu khí ngay lập tức và chấm dứt việc đốt nhiên liệu hóa thạch đang làm nóng hành tinh.

ADB: Những công nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạchG20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậuNgân hàng Thế giới phải thúc đẩy đầu tư tư nhân vào quá trình chuyển đổi khí hậu

Ước tính hơn 1 triệu người sẽ tham gia các cuộc biểu tình về khí hậu trên khắp thế giới vào cuối tuần này. Ảnh: AAP Image 

Trong một năm lũ lụt, cháy rừng và hạn hán kỷ lục đã khiến nhiều người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế to lớn, người dân đã lên kế hoạch tổ chức hơn 500 cuộc tuần hành ở 54 quốc gia trên toàn cầu. Điều đó có thể khiến hoạt động này trở thành cuộc biểu tình quốc tế về khí hậu lớn nhất kể từ đại dịch COVID-19.

“Thời của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã hết. Chúng ta cần một sự chuyển đổi đúng đắn và cần loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ra sự tàn phá môi trường của chúng ta”, Mitzi Jonelle Tan, nhà hoạt động khí hậu Philippines nhấn mạnh.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ Bloomberg & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top