Thế giới

Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ

ClockThứ Năm, 07/01/2021 09:54
Là một trong số những lãnh đạo châu Âu đầu tiên lên tiếng trước các diễn biến biểu tình bạo lực tại thủ đô Washington - Mỹ, ông Boris Johnson, Thủ tướng Anh, nước đồng minh châu Âu thân cận nhất của Mỹ, cho rằng những gì vừa diễn ra là một “cảnh tượng đáng xấu hổ” và kêu gọi một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden.

Mỹ điều tra trang phục Giáng sinh làm bùng phát ổ dịch COVID-19 mớiMỹ: Bà Nancy Pelosi tái đắc cử chức Chủ tịch Hạ việnThông điệp của các nhà lãnh đạo thế giới: Đoàn kết để xây dựng một thế giới an toàn hơn2020 - một năm rất khácMỹ xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ khách quốc tế

Từ Đức, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi những người biểu tình ủng hộ ông Donald Trump “ngừng dẫm đạp lên nền dân chủ”. Ông Heiko Maas cũng liên hệ những gì đang diễn ra tại Mỹ với quá khứ đen tối tại Đức thời phát-xít khi cho rằng “những lời nói hận thù đã biến thành hành động bạo lực - trên các bậc thang của Quốc hội Đức - Reichstag và bây giờ là tại đồi Capitol”. Ông Heiko Maas cũng kêu gọi ông Donald Trump và những người ủng hộ “chấp nhận quyết định của các cử tri Mỹ”.

Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ .(Ảnh: AP)

Tại Pháp, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian chỉ trích những hành động bạo lực vừa diễn ra tại tòa nhà Quốc hội Mỹ “là một sự vi phạm nghiêm trọng đối nền dân chủ”.

Hàng loạt các chính trị gia tại Pháp cũng lên tiếng bày tỏ sự choáng váng và chỉ trích gay gắt tình hình tại Mỹ. Chủ tịch Quốc hội Pháp Richard Ferrand cho biết ông gửi các thông điệp “tình bạn và dân chủ” đến các lãnh đạo Quốc hội Mỹ.

Một số lãnh đạo các đảng phái tại Pháp thì chỉ trích đây là một hành động có ý đồ đảo chính rõ ràng. Lãnh đạo đảng “Nước Pháp bất khuất” Jean-Luc Melenchon cho rằng “đây là một ý đồ binh biến của phe cực hữu”.

Về phía Liên minh châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel cho biết “việc phải chứng kiến những gì diễn ra tại Washington là một cú sốc”. Josep Borrell, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, cũng lên tiếng cho rằng “đây là một cuộc tấn công chưa từng thấy vào nền dân chủ Mỹ”.

Tổng thư ký khối quân sự NATO, Jens Stoltenberg thì khẳng định “choáng váng trước cảnh tượng vừa diễn ra” và yêu cầu kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cần phải được tôn trọng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top