Thế giới

Các ngân hàng trong tình trạng bấp bênh hơn tạo ra rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu

ClockThứ Năm, 13/04/2023 14:06
TTH.VN - Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas mới đây cảnh báo, lãi suất tăng đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của các ngân hàng và phản ứng của nó cũng gây ra rủi ro đáng kể đối với tăng trưởng toàn cầu.

Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạpIMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ đạt dưới 3% IMF kêu gọi các nước thắt chặt tài khoá để kiềm chế lạm phátHi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD IMF: Các thị trường có lý do chính đáng để lạc quan hơn về nền kinh tế

leftcenterrightdel
Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu giảm khi hoạt động của các ngân hàng đang bấp bênh, tạo nên nhiều rủi ro. Ảnh minh hoạ: EFE/TTXVN/Báo Tin tức 

Các đợt tăng giá của ngân hàng trung ương đã làm tăng chi phí huy động vốn cho các ngân hàng, trong khi “những người cho vay” cũng chứng kiến một số tổn thất về tài sản như trái phiếu dài hạn.

Có thể nói rằng, các ngân hàng đang ở trong tình thế bấp bênh hơn. Các ngân hàng có những “tấm đệm lành mạnh” phái sau để hỗ trợ, nhưng điều đó chắc chắn sẽ khiến họ thận trọng hơn trong hành động và có thể cắt giảm một phần việc cho vay.

Trong một kịch bản được đưa ra, IMF nhận thấy các điều kiện cấp vốn cho các ngân hàng ngày càng thắt chặt và siết chặt hoạt động cho vay, khiến dự báo tăng trưởng toàn cầu mà tổ chức đưa ra cho năm 2023 là 2,8% nay đã giảm xuống còn 2,5%.

Mô hình của các ngân hàng cũng đã dự báo một kịch bản bất lợi hơn khi không có sự ổn định tài chính. Điều đó sẽ dẫn đến dòng vốn khổng lồ từ phần còn lại của thế giới cố gắng quay trở lại nơi an toàn, tức là đến Kho bạc Mỹ, đồng dollar tăng giá, tăng chi phí bảo hiểm rủi ro, mất niềm tin. Trong kịch bản này, IMF nhận thấy triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới chỉ khoảng 1% trong nâm 2023. Dù vậy, khả năng xảy ra điều này là khá thấp. Đầu tuần này, IMF đã công bố báo cáo tăng trưởng toàn cầu mới nhất, trong đó kì vọng tăng trưởng trung hạn là yếu nhất trong vòng 30 năm.

Sự ổn định tài chính là mối quan tâm chính cho những tháng gần đây. Trong bối cảnh nhiều ngân hàng Mỹ sụp đổ, Credit Suisse bán tháo ở châu Âu và tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu ở Anh gần như lật đổ các quỹ hưu trí vào mùa thu năm ngoái.

Trung Quốc và Ấn Độ là điểm sáng trong kinh tế thế giới

Khi nền kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ tăng trưởng yếu nhất trong hơn 30 năm qua, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là “những điểm sáng” có thể ảnh hưởng đến các nước láng giềng ở châu Á, ông Krishna Srinivasan, Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Theo đó, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới.

Đây sẽ là dự báo trung hạn thấp nhất mà tổ chức đưa ra kể từ năm 1990, là hậu quả của một giai đoạn hoạt động kinh tế chậm lại kéo dài.

Được biết, khoảng 90% các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới sẽ chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng trong năm nay.

Dù vậy, bất chấp triển vọng ảm đạm, các quốc gia ở châu Á có thể bù đắp một số tác động của “những cơn gió ngược” toàn cầu, bằng cách hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo IMF, hai quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ chiếm khoảng một nửa tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Trung Quốc đã phục hồi, quốc gia này đang trở lại mạnh mẽ. Nhưng ngay cả đối với một quốc gia như Trung Quốc, triển vọng dài hơn cần phải được giải quyết nhờ vào việc cải cách chính sách.

Mức tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc là khoảng 5% trong năm nay. Mặc dù nó chỉ ở mức vừa phải, nhưng con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức ảm đạm 3% của năm 2022. Thậm chí, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ còn tăng mạnh. Đây là một nhân tố rất quan trọng cả trong khu vực và trên toàn cầu. Điều này được minh chứng rõ nhất khi cứ 1% tăng trưởng của Trung Quốc, sẽ kéo theo các nước trong khu vực tăng 0,3% trong triển vọng tăng trưởng trung hạn.

Trong khi đó, IMF cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại hạ thấp một chút dự báo dành cho Ấn Độ trong năm nay, khi các khoản đầu tư cũng như xuất khẩu của quốc gia đang bùng nổ.

Phó Tổng giám đốc Srinivasan nhận xét rằng, tổ chức đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ 6,1% xuống 5,9%. Điều này phản ánh sự chậm lại trong tiêu thụ. Nhưng nhìn chung, Ấn Độ cũng là một điểm tương đối sáng trong nền kinh tế thế giới.

Thêm vào đó, việc Trung Quốc và Ấn Độ thể hiện như thế nào trong 5 năm tiếp theo sẽ tác động lớn đến thịnh vượng của toàn châu Á. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục làm tốt, đó sẽ là một bước ngoặt lớn đối với các nước trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top