Thế giới

Các thành phố ASEAN bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 08/02/2021 10:45
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính dân số toàn cầu sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030, với 2/3 trong số này sẽ sống tại các thành phố. Theo đó, ước tính có khoảng 90 triệu người sẽ chuyển đến các thành phố trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam – nhà lãnh đạo hiệu quả của khu vực ASEANDiện tích rừng ngập mặn ở ASEAN giảm 1/3 trong 40 năm quaBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANPhá rừng - “đại dịch” thời hiện đại của ASEANThành phố thông minh - giải pháp để ASEAN đối phó với biến đổi khí hậu

Các thành phố ASEAN bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Điều này có nghĩa là cư dân thành thị sẽ phản ánh 45% dân số ASEAN, nơi hàng triệu người, đặc biệt là những người sống ở những khu vực dễ bị tổn thương như bờ sông, kênh rạch và sườn đồi sẽ phải chịu những tác động hủy hoại của môi trường. Phần dân số dễ bị tổn thương này của ASEAN dự kiến sẽ tăng 50% tại các thành phố lớn của khu vực.

Khi thiên tai xảy ra, người nghèo luôn là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi họ phải đối mặt với nhiều hiểm họa môi trường hơn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau khủng hoảng. Các thành phố là nơi bất bình đẳng diễn ra và rủi ro khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề về bất bình đẳng này.

Xét về riêng từ các nước trong khu vực, dân số đô thị của Indonesia ước tính chiếm hơn 50% tổng dân số đất nước và dự kiến sẽ tăng lên 65% vào năm 2025. Thủ đô Jakarta của Indonesia đang bị sụt lún và nhấn chìm. Dự kiến đến năm 2025, 95% thủ đô Indonesia sẽ chìm trong nước. Do đó, việc di dời thủ đô của đất nước đến hòn đảo trung tâm Borneo được kỳ vọng sẽ trút bỏ gánh nặng cho Jakarta và có thể sẽ làm chậm sự diệt vong sắp xảy ra.

Trong một thông tin có liên quan, không chỉ Jakarta đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, các thành phố khác của ASEAN như Bangkok (Thái Lan) và thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với thách thức và bị đe dọa.

Hiện hàng trăm thành phố và cộng đồng đang phải vật lộn với tác động của khủng hoảng môi trường, cũng như các mối đe dọa từ con người, bao gồm xung đột, thất bại trong khâu quản lý và căng thẳng kinh tế. Các thảm họa về khủng hoảng khí hậu có thể làm suy yếu tăng trưởng xây dựng được trong nhiều thập kỷ chỉ bằng 1 sự kiện thảm họa duy nhất. Để giải quyết vấn đề này, hỗ trợ khả năng chống chịu cho các thành phố là điều cấp thiết để đối phó với những tác động của hiểm họa khí hậu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý các thành phố của mình.

Khả năng phục hồi của đô thị

Xây dựng và thúc đẩy khả năng phục hồi đô thị có nghĩa là tăng cường hệ thống của các thành phố nhằm giảm thiểu rủi ro do khủng hoảng khí hậu gây ra bằng các công cụ chuyên biệt như xây dựng các yếu tố xã hội có khả năng dự đoán và phát triển các phản ứng thích ứng, duy trì khả năng tiếp cận đến các cơ sở hạ tầng đô thị hỗ trợ. Xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh cũng đòi hỏi hệ thống kinh tế, xã hội và quản trị mạnh mẽ để hỗ trợ khả năng phục hồi.

Năm 2019, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã ban hành kế hoạch thúc đẩy cơ sở hạ tầng và các thành phố để đảm bảo mục tiêu trung hòa Carbon vào năm 2050, cùng lúc hướng đến khử Carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc có khả năng chống chịu với khí hậu cho các đô thị dễ bị tổn thương nhất...

Thành phố thông minh

Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana cho biết: “Mạng lưới thông minh và các giải pháp năng lượng cấp huyện, hoặc các phương án, giải pháp quản lý giao thông thời gian thực và công nghệ thông minh sẽ cho phép các thành phố trong tương lai của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn”.

Các thành phố thông minh, hệ thống năng lượng và giải pháp giao thông, cùng với những thay đổi trong công nghệ và sự tham gia của người dân đang đưa ra những giải pháp thay thế để bảo vệ thành phố và môi trường, cũng như giảm tác động của các yếu tố tiêu cực vào sự nóng lên toàn cầu.

Một ví dụ điển hình là Mạng lưới Đô thị thông minh ASEAN (ASCN) được thiết kế để huy động các giải pháp thông minh trên khắp Đông Nam Á. Hiện có hơn 20 thành phố, bao gồm Kuala Lumpur và Johor Bahru ở Malaysia đang phát triển tầm nhìn cho thành phố của họ qua công nghệ thông minh.

Cần phải nhìn nhận rõ rằng, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên hoặc hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ có cùng tác động tiêu cực đến các thành phố. Mặt trái của việc không đầu tư vào khả năng phục hồi của thành phố sẽ có tác động không chỉ đến môi trường mà còn tác động nghiêm trọng đến cả nền kinh tế, xã hội và cấu trúc chính trị của các đất nước.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top