Thế giới

Campuchia đã đủ cơ sở để mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tế

ClockThứ Ba, 19/10/2021 15:50
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho rằng dịch COVID-19 không bùng phát mạnh dù kỳ nghỉ lễ Pchum Ben ở nước này từ ngày 5-7/10 có một lượng lớn người dân đổ về vùng nông thôn đoàn viên gia đình theo truyền thống, hoặc tập trung ở những điểm du lịch lớn trên khắp cả nước.

Campuchia tổ chức họp trực tuyến về hợp tác vận tải trong ASEANTăng cường quan hệ đối tác nghị viện giữa Việt Nam, Lào và CampuchiaCampuchia triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổi5 nước CLMVT đã có kế hoạch cho kỷ nguyên hậu đại dịchCampuchia bỏ lệnh hạn chế xuất nhập cảnh với công dân Việt Nam

Người dân sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong bài phát biểu đặc biệt gửi tới người dân cả nước ngày 19/10, Thủ tướng Hun Sen cho biết số ca lây nhiễm mới và tử vong do dịch COVID-19 vẫn ở mức ổn định, thậm chí thấp hơn so với trước kỳ nghỉ lễ Pchum Ben.

Báo Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Hun Sen đánh giá: “Sau kỳ nghỉ lễ Pchum Ben, khi người dân di chuyển tới rất nhiều nơi, chúng ta thấy rằng số ca nhiễm mới không tăng mà thay vào đó lại giảm, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức ổn định và có xu hướng giảm dần."

Theo Thủ tướng Hun Sen, đây là minh chứng cho thành công của Campuchia trước khi mở cửa hoạt động toàn bộ các lĩnh vực của đất nước.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng yêu cầu người dân cảnh giác bởi chưa có dấu hiệu cho thấy đại dịch sẽ sớm kết thúc. Ông cũng cảnh báo hầu hết những bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19 trong thời gian qua thuộc nhóm có bệnh nền và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Thủ tướng Hun Sen dẫn chứng chỉ riêng trong ngày 18/10 vừa qua, tám trong số 12 ca tử vong do COVID-19 là những người chưa tiêm phòng. Ông nhấn mạnh những dữ kiện này cho thấy "vaccine chính là pháo đài vững chắc bảo vệ sức khỏe nhân dân, giảm các ca lây nhiễm và ngăn ngừa những trường hợp nguy kịch."

Nhà lãnh đạo Campuchia cũng kêu gọi người dân chưa tiêm phòng đến ngay các cơ sở y tế để được tiêm, đồng thời chỉ đạo các cấp chính quyền nhanh chóng đưa vaccine trực tiếp tới những người dân ở những khu vực nông thôn xa xôi còn gặp khó khăn trong việc đi lại.

Trong định hướng mới về phân cấp điều trị, Thủ tướng Hun Sen đề nghị không chuyển các bệnh nhân mắc COVID-19 từ các địa phương về thủ đô Phnom Penh, mà thay vào đó, bệnh nhân có thể được đưa tới các bệnh viện đã được chỉ định là nơi điều trị COVID-19 tại tỉnh. Việc đưa các bệnh nhân này về thủ đô sẽ gây nguy cơ lây nhiễm lớn và dẫn tới tình trạng nguy kịch.

Thủ tướng Campuchia kết luận rằng hiện là lúc thích ứng với trạng thái bình thường mới của cuộc sống trong bối cảnh dịch COVID-19 còn kéo dài.

Thủ tướng Campuchia cũng kêu gọi sự đoàn kết của cả cộng đồng xã hội, không phân biệt đối xử những người mắc bệnh và điều trị tại nhà, mà những bệnh nhân này cần được động viên tinh thần để mau chóng bình phục.

Trước đó, ngày 6/10, Thủ tướng Hun Sen nhận định kỳ nghỉ lễ Pchum Ben năm nay là phép thử để xem xét khả năng Campuchia mở cửa hoàn toàn vào cuối năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn kéo dài.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Return to top