Thế giới
DIỄN ĐÀN KINH TẾ LES RENCONTRES ECONOMIQUES D’AIX-EN-PROVENCE LẦN THỨ 22:

Cần chiến lược phù hợp để đối phó với thách thức do đại dịch

ClockChủ Nhật, 10/07/2022 22:18

COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi roLiên Hiệp quốc: Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2022, 2023

Các quốc gia trên thế giới sẽ cần cân nhắc những chiến lược kinh tế và chính sách phù hợp, để giải quyết các thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Đây là nhận định được Bộ trưởng Giao thông Vận tải, kiêm Bộ trưởng Phụ trách Quan hệ Thương mại Singapore S. Iswaran đưa ra tại Diễn đàn kinh tế Les Rencontres Economiques d’Aix-en-Provence lần thứ 22, được tổ chức tại Pháp từ ngày 8-10/7.

Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp ở Indonesia. Ảnh minh họa: Jakarta Globe/TTXVN

Cụ thể, theo ông S. Iswaran, thế giới đang đối phó với những căng thẳng địa chính trị, xung đột, và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Vào thời điểm này, điều quan trọng là chống lại xu hướng hướng nội, và đảm bảo duy trì sự kết nối quốc tế toàn cầu. Điều đó đóng vai trò quan trọng, bởi sự đa dạng hóa sẽ là điều cần thiết khi nói đến khả năng phục hồi nhanh của chuỗi cung ứng.

Liên quan đến vấn đề này, ông S. Iswaran cho hay, Singapore đã theo đuổi các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục làm như vậy ngay cả trong 2 năm xảy ra đại dịch. Có thể thấy, Singapore đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU), và đang duy trì thực hiện nỗ lực này với nhiều quốc gia và khu vực khác.

Ngoài ra, một điều quan trọng khác là việc tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng mới, chẳng hạn như trong lĩnh vực kỹ thuật số, để đảm bảo doanh nghiệp và người dân có thể nắm bắt sự tăng trưởng này. Một ví dụ điển hình là Singapore vừa bắt đầu thực hiện các thỏa thuận và quan hệ đối tác về kinh tế kỹ thuật số với nhiều quốc gia, chẳng hạn như Australia, New Zealand, và Chile.

“Tiếp theo là các hiệp định kinh tế xanh, nơi chúng ta có thể hợp tác với nhau như những đối tác cùng chí hướng, và đảm bảo sự tăng trưởng mà chúng ta theo đuổi vì lợi ích chung, cũng là sự tăng trưởng mang tính bền vững, xanh, và không gây hại cho tương lai của hành tinh”, ông S. Iswaran khẳng định; đồng thời nói thêm, sự tăng trưởng phải mang tính bao trùm, bởi tác động của tăng trưởng đối với các doanh nghiệp và người dân sẽ khác nhau.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần được trang bị tốt để tham gia vào sự tăng trưởng này, có thể là ra nước ngoài để tiếp cận những thị trường mới, tham gia vào các nền tảng kỹ thuật số, hoặc phát triển năng lực của họ. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần đầu tư vào công tác đào tạo, để người dân sở hữu những kỹ năng và khả năng tham gia vào các cơ hội mới này.

Được biết, Diễn đàn kinh tế Les Rencontres Economiques d’Aix-en-Provence đã chào đón 5.000 người tham dự trực tiếp, và hàng trăm nghìn người tham dự trực tuyến. Sự kiện quy tụ hơn 350 diễn giả đến từ khoảng 40 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà kinh tế và chính trị gia.

Nhận định về diễn đàn năm nay, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho rằng: “Diễn đàn đã trở thành một khoảnh khắc trao đổi thực sự về tình hình kinh tế ở Pháp, ở châu Âu và phần còn lại của thế giới, với nhiều diễn giả chất lượng cao”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Straits Times & Lesrencontreseconomiques.fr)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Return to top