Thế giới

Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 21,5 triệu ca mắc, 767.738 ca tử vong

ClockChủ Nhật, 16/08/2020 09:09
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 16/8, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 21.581.029 trường hợp, trong đó 767.738 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 14.311.790 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu và mua chung vaccine Covid-19Hàn Quốc và Australia điện đàm bàn về việc tham gia hội nghị G7Cảnh báo tình trạng tử vong do sử dụng thuốc lá không khói gia tăngCác nhà đầu tư trẻ lạc quan về lợi nhuận thu được từ đầu tưDoanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á - Thái Bình Dương ứng phó tốt với đại dịch

Ảnh: KT

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 24 giờ qua đã có thêm 294.237 ca mắc Covid-19 mới trên toàn thế giới. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay được ghi nhận chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Kỷ lục gần đầy nhất là 292.527 ca mới ghi nhận ngày 31/7/2020.

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 49.779 ca mắc và 1.002 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 5.526.045 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 172.537 trường hợp.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 38.201 ca mắc và 661 ca tử vong, nâng tổng số lên 3.317.096 ca bệnh và 107.232 ca tử vong.

Theo kết quả thăm dò ngày 15/8, gần một nửa người dân Brazil không cho rằng Tổng thống Bolsonaro phải chịu trách nhiệm về 100.000 người chết do Covid-19. Kết quả được công bố trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% số người được hỏi cho rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông.

Cuộc thăm dò với nội dung khác của Datafolha cũng cho thấy Tổng thống Bolsonaro đang có mức tín nhiệm 37%, cao nhất kể từ khi nhậm chức năm ngoái dù Covid-19 vẫn hoành hành mạnh tại nước này.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 63.986 ca mắc và 950 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 2.589.208, trong đó có 50.084 ca tử vong.

Nga ghi nhận thêm 5.061 ca mắc và 119 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 917.884 trường hợp, trong đó 15.617 trường hợp tử vong.

Nga ngày 15/8 bắt đầu khởi động quá trình sản xuất vaccine Covid-19 do Viện Gamaleya phát triển. Bộ Y tế Nga khẳng định vaccine đã trải qua tất cả các cuộc kiểm tra cần thiết và được chứng minh có khả năng xây dựng hệ thống miễn dịch chống nCoV.

Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở UAE, Arab Saudi và Philippines.

Nam Phi hiện là ổ dịch lớn thứ 5 toàn cầu với tổng số ca mắc Covid-19 là 583.653, trong đó có 11.677 ca tử vong. Nước này ghi nhận thêm 4.513 ca mới và 121 ca tử vong trong ngày 15/8.

Nam Phi đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Trong một tuyên bố trên truyền hình, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết nước này dường như đã đi qua đỉnh dịch.

Tại Mỹ Latin, tổng số ca mắc Covid-19 tại Peru hiện tại là 516.296, trong đó có 25.856 ca tử vong.

 Mexico ghi nhận thêm 5.618 ca mới và 615 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Nam Mỹ này lên 511.369 ca mắc Covid-19 trong đó có 55.908 ca tử vong.

Ổ dịch lớn thứ 8 thế giới, Colombia, ghi nhận thêm 11.578 ca mới và 318 ca tử vong trong ngày 15/8. Hiện nước này có 456.689 ca mắc và 14.810 ca tử vong do Covid-19. Các con số này tại Chile là 383.902 và 10.395.

Một số nước Châu Âu đang chứng kiến làn sóng Covid-19 thứ 2 khi số ca Covid-19 mới trong ngày gia tăng trở lại sau một thời gian dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế. Nhiều nước ghi nhận hơn 1.000 ca Covid-19 mới trong ngày như Anh, Romania, trong khi Pháp ghi nhận tới hơn 3.300 ca mới trong ngày 15/8.

Thủ tướng Đan Mạch cho biết nước này sẽ bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng từ ngày 22/8 nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Thủ tướng Mette Frederiksen đồng thời kêu gọi người dân không nên lơ là cảnh giác và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp cách biệt cộng đồng.

Chính quyền Đan Mạch mới đây khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng vào giờ cao điểm, trong khi quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được đưa ra tại 6 khu vực, bao gồm cả thành phố lớn thứ hai đất nước Aarhus, nơi dịch bùng phát mạnh hơn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn ngày 15/8 nói rằng việc tổ chức tiệc tùng vào kỳ nghỉ giữa đại dịch Covid-19 hiện nay là hành động vô trách nhiệm. Ông Spahn đưa ra tuyên bố này nhằm bảo vệ quyết định của chính phủ khi tuyên bố gần như toàn bộ Tây Ban Nha, bao gồm cả hòn đảo du lịch Mallorca, là một khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao sau khi số ca bệnh tăng đột biến tại đây. Những người trở về Đức từ nơi được chính phủ xác định là khu vực có nguy cơ cao đều phải xét nghiệm và cách ly bắt buộc hai tuần.

Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Philipppines, tính đến sáng 16/8 đã ghi nhận 157.918 ca mắc và 2.600 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Indonesia là 137.468 và 6.071, ở Singapore là 55.661 và 27, ở Malaysia là 9.175 và 125.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top