Thế giới

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

ClockThứ Năm, 24/10/2024 05:56
TTH - Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Tình trạng tắc nghẽn tại cảng Singapore tồi tệ nhất kể từ đại dịchGia tăng áp lực về việc áp thuế đối với lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển toàn cầuGiám đốc điều hành Hapag-Lloyd: Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã thay đổiKhủng hoảng vận tải Biển Đỏ làm chấn động thị trường nhiên liệu châu Á

 Các nền kinh tế châu Á vẫn giữ vị trí hàng đầu trong Chỉ số kết nối bằng vận tải đường biển toàn cầu 2024 của UNCTAD. Ảnh: TTXVN

Báo cáo cho thấy các nền kinh tế châu Á vẫn giữ vị trí hàng đầu trong Chỉ số kết nối bằng vận tải đường biển toàn cầu, với Trung Quốc dẫn đầu, kế tiếp là Hàn Quốc và Singapore. Trong khi đó, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng dài hạn cao nhất là 199% về kết nối kể từ năm 2006.

Chỉ số này dựa trên các thành phần chính của ngành vận tải biển như kích thước tàu, năng lực triển khai, số lượng nhà cung cấp dịch vụ và sự kết nối hàng tuần.

Với ngành đóng tàu, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục thống trị, chiếm khoảng 95% sản lượng toàn cầu. Lần đầu tiên, Trung Quốc đã bàn giao hơn một nửa số tàu mới của thế giới trong năm 2023.

Theo đánh giá của UNCTAD, châu Á là động lực của thương mại hàng hóa, trong đó 80% được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2023, các tuyến đường thủy chính kết nối Đông - Tây chiếm ít nhất 36% tổng lưu lượng container toàn cầu, bao gồm các tuyến từ Đông Á đến Bắc Mỹ, Bắc Âu và Địa Trung Hải.

Mặt khác, các tuyến Nam - Nam nối liền các nước đang phát triển của Đông Á và Tây Á, châu Đại Dương, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh, đạt mức tăng cao nhất (tăng 9,3%) về khối lượng thương mại container toàn cầu vào năm 2023.

Đáng chú ý, xuất khẩu công nghệ từ châu Á - nhất là các sản phẩm liên quan đến năng lượng xanh và trí tuệ nhân tạo - dự kiến sẽ thúc đẩy sự phục hồi hơn nữa trong thương mại hàng hóa toàn cầu.

Theo các nhà phân tích, các cảng nội địa (hoặc cảng khô) có tiềm năng thúc đẩy hợp tác khu vực và mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển không giáp biển. Sự phát triển này cũng là một phần của Mạng lưới đường bộ châu Á và Mạng lưới đường sắt xuyên Á, còn được gọi là Cầu đường bộ Á-Âu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UNCTAD)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top