Thế giới

Giám đốc điều hành Hapag-Lloyd: Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi

ClockThứ Hai, 18/03/2024 07:32
TTH - Đây là nhận định được ông Rolf Habben Jansen, Giám đốc điều hành của Hapag-Lloyd, hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí CNBC.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủCon đường phục hồi tốt nhất của ASEANBất chấp bất ổn, lãnh đạo thế giới tin tưởng vào triển vọng kinh tế toàn cầu

 Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, những cuộc trò chuyện với khách hàng và các công ty hậu cần khác đã khiến ông Rolf Habben Jansen có cái nhìn lạc quan hơn về thương mại trong thời gian còn lại của năm 2024, so với dự kiến trong các dự báo trước đó.

“Hàng tồn kho đã cạn kiệt trong nhiều trường hợp, và cho đến nay chúng tôi đã nhận thấy sự phục hồi tốt sau dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, chúng tôi khá hài lòng với điều đó”, Giám đốc điều hành Hapag-Lloyd cho hay.

Được biết, hãng vận tải biển này đã báo cáo lợi nhuận ròng năm 2023 giảm mạnh. Đây cũng là lợi nhuận tốt thứ 3 trong lịch sử hãng, mặc dù thấp hơn đáng kể so với năm 2022, nguyên nhân là do tình trạng tắc nghẽn container và giá cước vận tải cao. 

“Quý cuối cùng của năm 2023 thật khó khăn vì giá cước ở mức không bền vững. Mọi người đều nhận thấy điều đó. Chúng tôi nhận thấy giá cước tăng lên vào cuối quý vừa qua, và tất nhiên sau đó là cuộc khủng hoảng Biển Đỏ… một lần nữa đã thay đổi thị trường”, ông Rolf Habben Jansen nói thêm.

Trong khi các vấn đề ở Biển Đỏ khiến giá container vận chuyển tăng đột biến, Hapag-Lloyd dự báo thu nhập của đơn vị này sẽ giảm trong năm nay, do chi phí tăng liên quan đến sự chuyển hướng các tàu khỏi Biển Đỏ.

Được biết, phí vận chuyển container 40 feet đã bắt đầu tăng ở Mỹ vào ngày 3/1, dao động từ 3.063 - 3.763 USD đến mức cao nhất từ 5.353 - 7.329 USD vào ngày 9/2. Trong khi giá cước hiện nay đã giảm, các công ty Mỹ đang phải trả nhiều tiền hơn, với phí vận chuyển từ châu Á đến các cảng Bờ Tây ở Mỹ tăng 155%; từ châu Á đến các cảng Bờ Đông nước này tăng 129%; và từ châu Á đến Bờ Vịnh của Mỹ tăng 71,2%.

Bên cạnh đó, tuyến đường quanh vùng Sừng châu Phi dài hơn và các tàu container cũng đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Theo Công ty tư vấn vận tải biển Sea-Intelligence, ngoài các chi phí gia tăng, việc các tàu thương mại chuyển hướng khỏi Biển Đỏ có thể làm tăng từ 260 - 354% lượng khí thải CO2.

Những chuyến đi dài hơn đang tạo ra một môi trường đầy thách thức và tốn kém cho Hapag-Lloyd, công ty có mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2045.

Đối với triển vọng trong mùa vận chuyển cao điểm, ngoài việc chuyển hướng khỏi Biển Đỏ đang diễn ra và những hạn chế do tình trạng hạn hán ở Kênh đào Panama, ông Rolf Habben Jansen cho biết, các hãng vận tải Mỹ, bao gồm cả những nhà bán lẻ đáng chú ý nhất, đang lên kế hoạch trước cho mùa vận chuyển cao điểm trong năm nay.

“Mùa cao điểm sẽ bắt đầu sớm hơn một chút. Dự báo sẽ có khá nhiều đơn vị cố gắng vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 8”, Giám đốc điều hành Hapag-Lloyd nhận định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top