Thế giới

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

ClockThứ Hai, 16/01/2023 15:47
TTH.VN - Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.

Châu Á: Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho sự phục hồi của dòng khách Trung QuốcNhững sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022Các “điểm nóng” du lịch châu Á chuẩn bị bùng nổ trước sự trở lại của khách Trung QuốcViệt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Người dân châu Á vẫn chấp nhận đeo khẩu trang và tiếp tục tình nguyện đeo khẩu trang rất lâu sau khi các quy định được dỡ bỏ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Các con số thống kê về số ca nhiễm và tử vong đã chỉ rõ điều này. COVID-19 khiến nhiều người dân châu Á tử vong. Tuy nhiên vẫn không bằng con số thương vong mà phương Tây phải trải qua.

Dù vậy, đại dịch đã tàn phá nhiều nền kinh tế châu Á và khiến nhiều người dân ở đây phải thay đổi hành vi ngay cả sau khi các hạn chế chống dịch được nới lỏng.

Thông tin này được đưa ra khi ở nhiều nước châu Á, các cuộc khủng hoảng sức khỏe khác cũng do virus đường hô hấp gây ra như SARS và MERS đã xảy ra trước cả đại dịch COVID-19.

Những dịch bệnh này đã để lại cho khu vực nhiều kinh nghiệm, từ đó giúp đẩy nhanh các tiến trình thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe để ứng phó với đại dịch COVID-19. Trong khi nhiều quốc gia phương Tây đã không yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc vào năm 2020, người dân châu Á đã chấp nhận đeo khẩu trang và tiếp tục tình nguyện đeo khẩu trang rất lâu sau khi các quy định được dỡ bỏ.

Sự chuẩn bị sẵn sàng này là chìa khóa trong việc giảm tác động của COVID-19 đối với hệ thống y tế và đã khiến các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới phải suy nghĩ lại về vấn đề truyền thông y tế của mình.

Khả năng đi lại

Người dân thành thị ở châu Á, khu vực có 8 trong số 10 đô thị đông dân nhất thế giới, đã trở nên cảnh giác hơn với việc sử dụng phương tiện công cộng trong đại dịch.

Điều này, cùng với việc các dịch vụ vận chuyển không hoạt động, đã cho phép phát triển các phương thức vận chuyển mới.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi mọi người bắt đầu đi xe đạp đi làm nhiều hơn và phát triển các dịch vụ gọi xe, ride-sharing... Ở Nepal, phổ biến là hình thức taxi tay ga.

Các ứng dụng này thậm chí vẫn phổ biến ngay cả sau khi các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 được dỡ bỏ.

Việc hạn chế di chuyển cũng thúc đẩy lĩnh vực thực phẩm hướng tới mô hình kinh doanh giao hàng online.

Dịch vụ giao đồ ăn và cơ sở hạ tầng đi kèm có thể nói là đã bùng nổ trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Một số nhà hàng, hoặc thậm chí là trung tâm mua sắm thực phẩm đã chuyển từ dịch vụ phục vụ tại chỗ sang mô hình kinh doanh giao đồ ăn.

Làm việc tại nhà

Đại dịch cho phép nhiều doanh nghiệp và nhiều lao động tìm cách làm việc tại nhà. Mặc dù việc áp dụng hình thức làm việc từ xa tại nhà trong các doanh nghiệp châu Á còn đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều, nhưng việc người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng mua sản phẩm, vật phẩm và nhiều sản phẩm khác trực tuyến đã cho phép người lao động độc lập được hưởng lợi từ phương pháp này.

Khi nhiều người bắt đầu quen với việc làm việc từ xa, một loại lao động từ xa khác lại đối mặt với nguy cơ mất an toàn trong công việc.

Lý giải về điều này, những người lao động kiều hối hoặc những người lao động nhập cư gửi một phần tiền lương của họ về cho người lao động ở quê nhà, là một trong những nguồn tài chính bên ngoài lớn nhất cho các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, cho phép lao động chính làm việc từ xa nên những đối tượng lao động này có nguy cơ mất việc.

Rất may, viễn cảnh tiêu cực này đã không xảy ra. Tuy sự sụt giảm vẫn có tác động lớn nhưng không nghiêm trọng như dự đoán của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong số phần lớn thời gian của năm 2022, lượng kiều hối tiếp tục tăng nhưng việc đóng cửa biên giới đã cản trở tiến trình trao đổi tiền mặt. Chính điều này đã mở đường cho sự đổi mới của các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền.

Đại dịch COVID-19 và lĩnh vực du lịch

Đông Nam Á và các quốc đảo như Maldives phụ thuộc nhiều vào du lịch trong thời điểm trước đại dịch. Tuy nhiên, đến khi đại dịch bùng phát và lây lan mạnh trên thế giới, nhiều doanh nghiệp du lịch và khách sạn phải đóng cửa do thiếu du khách nước ngoài, khiến Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới dự đoán khu vực này có thể sẽ chứng kiến thiệt hại 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Khi biên giới đóng cửa với thế giới bên ngoài, ngành khách sạn phải chuyển qua những cách mới để tìm kiếm khách du lịch. Du lịch nội địa tăng lên trên khắp châu Á trong suốt đại dịch. Dù vậy, chi tiêu thấp đã không bù đắp được cho việc thiếu khách du lịch quốc tế. Điều này là vì không phải tất cả khách du lịch nội địa ở bất kỳ nước châu Á nào cũng đều có đủ tiền, hoặc đủ giàu có để chi tiêu nhiều cho du lịch.

Khi các biên giới mở cửa trở lại và du khách cũng thấy thoải mái khi một lần nữa bắt đầu các chuyến du lịch nước ngoài, nhiều quốc gia cần thay đổi cách các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Đối với những người bị mắc kẹt ở nhà, COVID-19 có nghĩa là không thể tham gia các hoạt động văn hóa. Khắp châu Á, các bảo tàng và nhà hát buộc phải đóng cửa. Trên toàn khu vực, các đoàn biểu diễn văn hóa truyền thống phải tìm cách tiếp cận khán giả của họ trong thời kì đại dịch. Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội như TikTok hay Douyin đã thúc đẩy các hoạt động này trở nên dễ tiếp cận hơn.

Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đại dịch COVID-19 đã bắt đầu thúc đẩy tăng cường đầu tư vào lĩnh vực. Điều này sẽ có lợi cho giáo dục, công việc cũng như văn hóa.

Đơn cử, do tác động của lệnh phong tỏa, riêng Bangladesh đã có thêm 9 triệu người dùng mạng xã hội mới vào năm 2020.

Góc nhìn mới

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta theo những cách sâu sắc và tác động đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta ngày càng nghiêm trọng hơn, khi các quốc gia vội vàng hướng nội để bảo vệ cuộc sống và sinh kế.

Tuy nhiên, đại dịch này cũng đã dạy chúng ta cách nhìn thế giới dưới một lăng kính mới. Trong đó, những thách thức chưa từng có đối với khả năng đi lại toàn cầu và những nhu cầu cơ bản để giữ an toàn và khỏe mạnh trong thời điểm không có gì là chắc chắn đã tạo nên những cách làm việc mới và động lực mới để áp dụng những thay đổi phù hợp hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top