Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Biến đổi khí hậu gây nguy cơ cho tài sản thuộc quỹ tín thác đầu tư bất động sản

ClockChủ Nhật, 26/05/2024 09:41
TTH - Gần 1 trong 10 tài sản thuộc các Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đối mặt với rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt vào năm 2050, một báo cáo được Công ty phân tích rủi ro khí hậu XDI công bố ngày 22/5.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rétThu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình DươngNguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

 Ngập lụt do mưa lớn kéo dài tại tiểu bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: ABC News/TTXVN

Trong đó, tình trạng ngập lụt ven biển và lũ lụt sẽ gây ra các mối nguy hiểm trên khắp châu Á - Thái Bình Dương từ nay cho đến cuối thế kỷ này. Tình trạng ngập lụt ven biển cũng sẽ “vượt xa các mối nguy hiểm khác” từ năm 2050, làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của các tài sản ven biển.

Khoảng 8,9% tài sản trong các danh mục đầu tư của REIT niêm yết tại Singapore sẽ được xem là có rủi ro cao vào năm 2050. Trong khi đó, REIT được niêm yết tại Australia có 9,4% tài sản sẽ được coi là những tài sản có rủi ro cao.

Ông Philip Tapsall, trưởng nhóm phụ trách lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp tại XDI cho rằng, những phát hiện này là “đáng lo ngại”. “Thị trường toàn cầu đối với REIT được ước tính vào khoảng 3 nghìn tỷ USD, một loại hình đầu tư quy mô lớn thu hút vốn từ các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ, cũng như nhà cho vay bao gồm các ngân hàng. Bản thân REIT và trên khắp lĩnh vực bất động sản toàn cầu nói chung, điều này tiềm ẩn rủi ro tài chính đáng kể đối với các nhà đầu tư và nhà cung cấp vốn khác”, chuyên gia này nhận định.

Dự báo thiệt hại

Báo cáo của XDI đã phân tích 2.134 tài sản do 20 REIT lớn nhất nắm giữ theo vốn hóa thị trường ở Nhật Bản, Australia, Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) để hiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, bằng cách lập mô hình dự báo thiệt hại theo thời gian đối với các tài sản này từ những mối nguy hiểm như lũ lụt, ngập lụt ven biển, bão, lốc xoáy và cháy rừng.

Qua đó, báo cáo xác định các tài sản được coi là có rủi ro cao vào năm 2050 theo Lộ trình tập trung đại diện (RCP) 8.5, trong đó đề cập đến kịch bản nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 4,3 độ C vào năm 2100. Đó là những tài sản có rủi ro cao về tổn thất kinh tế và tài chính do hư hỏng vật chất và giảm năng suất, đồng thời cũng dễ bị tổn thương trước chi phí bảo hiểm gia tăng.

Theo ông Philip Tapsall, REIT nổi tiếng là “nơi trú ẩn an toàn” cho các nhà đầu tư vì mang lại lợi nhuận ổn định và có thể dự báo được. Tuy nhiên, báo cáo đã kiểm tra xem liệu các giả định về sự ổn định và an toàn của thị trường REIT có đúng trong tương lai hay không, khi biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng.

Những phát hiện trong khu vực

Trong số 2.134 tài sản REIT khu vực châu Á - Thái Bình Dương được phân tích, có 8,1%, tương đương 173 tài sản được coi là có rủi ro cao vào năm 2050. Ngoài ra, số lượng này được đánh giá sẽ tăng từ 154 vào năm 2020, lên 173 vào năm 2050, và tiếp tục lên 235 tài sản trong năm 2100; tương đương với mức tăng 53% từ năm 2020 cho đến cuối thế kỷ này.

Trong khi REIT Nhật Bản được dự báo sẽ có mức tăng cao nhất về tỷ lệ tài sản có rủi ro cao (91%) trong giai đoạn 2020 - 2100, thì REIT Singapore sẽ có mức tăng nhỏ nhất (29%) trong cùng kỳ.

Theo khu vực, Singapore sẽ có số lượng cao thứ hai về bất động sản có rủi ro cao (49 bất động sản), sau Australia (72 bất động sản) vào năm 2050. Nguy cơ thiệt hại chủ yếu là do ngập lụt ven biển, sau đó là lũ lụt. Tuy nhiên, báo cáo cho biết, cháy rừng và gió cực mạnh sẽ gia tăng mạnh nhất vào cuối thế kỷ này.

REIT được niêm yết tại Australia sẽ có số lượng cao nhất về tài sản có rủi ro cao vào năm 2050. Ở Australia, phần lớn tài sản có rủi ro cao nằm ở New South Wales, tiếp theo là Queensland. Cả hai tiểu bang này đều nằm ở phía Đông của Australia. Trong đó, lũ lụt ven biển gây ra mối nguy hiểm lớn nhất đối với các tài sản này, tiếp theo là lũ lụt ven sông. Tuy nhiên, rủi ro do gió lốc và gió cực mạnh gây ra sẽ tăng.

Tại Nhật Bản, nguy cơ thiệt hại do ngập lụt ven biển gây ra mối nguy hiểm lớn nhất đối với REIT Nhật Bản, tiếp theo là lũ lụt ven sông. Tuy nhiên, cháy rừng và gió lốc cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể vào cuối thế kỷ này.

Qua đó, XDI hy vọng những phát hiện nói trên sẽ khuyến khích các Quỹ tín thác đầu tư bất động sản xác định những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời báo cáo một cách minh bạch và thực hiện hành động để giảm lượng khí thải.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top