Thế giới

Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay

ClockThứ Ba, 17/05/2022 15:12
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sau khi cập nhật các hướng dẫn cho ngành hàng không, từ ngày 16/5 sẽ dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang đối với hành khách tại sân bay và trên máy bay.

EU: Du lịch phục hồi nhanh chóng nhờ vaccine và hộ chiếu vaccine COVID-19Du lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tớiChâu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tếBiến thể phụ “tàng hình” khiến số ca nhiễm tăng nhanhChâu Âu đối mặt mối đe dọa “đại dịch kép” COVID-19 và cúm mùa kéo dài

Nhiều hạn chế chống dịch đang được nới lỏng, loại bỏ để thúc đẩy du lịch, kinh tế, thương mại phục hồi và phát triển trở lại ở các nước trên thế giới, bao gồm cả châu Âu. Ảnh minh họa: news.sky.com/TTXVN/Vietnam+

Bước tiến lớn đối với ngành hàng không và du lịch

Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết, khuyến cáo bắt buộc đeo khẩu trang y tế trong sân bay và khi lên máy bay sẽ được dỡ bỏ từ ngày 16/5, tuy nhiên vẫn cho rằng hành động này là một trong những cách tốt để bảo vệ hành khách khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Theo đó, những hướng dẫn cập nhật có tính đến những diễn biến mới nhất của đại dịch, “đặc biệt là mức độ tiêm chủng và khả năng miễn dịch có được một cách tự nhiên, cũng như việc dỡ bỏ các hạn chế đi kèm ở một số quốc gia châu Âu”, EASA cho biết trong một tuyên bố.

Theo Giám đốc Điều hành EASA Patrick Ky, động thái này là một bước tiến lớn và phù hợp với các quy tắc giao thông công cộng trên toàn châu Âu.

“Đối với hành khách và phi hành đoàn, đây là một bước tiến lớn trong tiến trình bình thường hóa việc đi lại bằng đường hàng không. Tuy nhiên, hành khách nên cư xử có trách nhiệm và tôn trọng sự lựa chọn của những người xung quanh. Thêm vào đó, hành khách nào có biểu hiện hắt hơi, ho nên đặc biệt cân nhắc việc đeo khẩu trang vì sự yên tâm của những người ngồi gần đó”, Giám đốc Điều hành EASA Patrick Ky nhấn mạnh.

Được biết, nhiều người hi vọng rằng việc loại bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang sẽ là một cú hích mạnh mẽ đối với ngành hàng không và du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong hai năm qua, khi một lượng lớn du khách đã từ bỏ chuyện đi du lịch do có thêm nhiều hạn chế chống dịch COVID-19 được áp đặt, như từ các xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19 đến các mẫu định vị hành khách và yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trên máy bay.

Hiện tại, nhiều quốc gia đã dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với những du khách đã được tiêm chủng và các hình thức định vị hành khách, khi phần lớn dân số các nước đều đã được tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản và nhận được cả các mũi tiêm tăng cường.

Các quy tắc có thể thay đổi tùy theo hãng hàng không

Tuy nhiên, các hãng hàng không vẫn có thể chọn khuyến khích, đề nghị, hoặc yêu cầu hành khách đeo khẩu trang khi lên máy bay của hãng.

Tuyên bố được đưa ra khi các biến thể COVID-19 mới vẫn tiếp tục xuất hiện và đại dịch vẫn chưa được chính thức tuyên bố là đã kết thúc, với các khu vực trên thế giới vẫn chứng kiến nhiều đợt bùng dịch mới. Do vậy, các quan chức y tế đã kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục thận trọng, cùng lúc nhấn mạnh rằng một chủng COVID-19 mới có thể sẽ xuất hiện với khả năng lây lan, độc hại và nguy hiểm hơn các chủng trước rất nhiều.

Những biến thể cần quan tâm thường được phát hiện với các mức độ kháng khả năng miễn dịch khác nhau và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khác nhau. Do đó, EASA cho rằng nhân viên sân bay, phi hành đoàn và hành khách nên đặc biệt cảnh giác trước các khuyến nghị và yêu cầu của các cơ quan chức năng của quốc gia điểm đến.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top