Thế giới

Châu Âu đối mặt mối đe dọa “đại dịch kép” COVID-19 và cúm mùa kéo dài

ClockThứ Ba, 18/01/2022 14:15
TTH.VN - Dịch cúm đang quay trở lại châu Âu với tốc độ nhanh hơn dự kiến ​​vào mùa đông hiện nay sau khi gần như biến mất vào năm ngoái, làm dấy lên lo ngại về một “đại dịch kép” kéo dài song song với COVID-19.

WHO: Còn quá sớm để xem COVID-19 giống như bệnh cúmPháp khuyến cáo tiêm phòng cúm song song với chủng ngừa COVID-19Mỹ quan ngại sự tấn công đồng thời của COVID-19 và cúm mùaMỹ: CDC thúc giục người dân tiêm phòng cả COVID-19 và cúm mùaVượt quá dịch cúm năm 1918, COVID-19 là đại dịch gây tử vong nhiều nhất ở MỹModerna nghiên cứu kết hợp mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và vaccine ngừa cúm

Cúm mùa đang quay trở lại châu Âu sau một năm "vắng bóng". Ảnh: TTXVN

Theo số liệu của EU, các biện pháp phong toả, mang khẩu trang và giãn cách xã hội được áp dụng trên khắp châu Âu trong thời gian đại dịch COVID-19 đã đánh bật dịch cúm vào mùa đông năm ngoái, tạm thời tiêu diệt loại virus giết chết khoảng 650.000 người trên toàn cầu mỗi năm.

Nhưng tình hình đó hiện đã thay đổi khi các quốc gia áp dụng các biện pháp ngăn ngừa COVID-19 ít nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh số người đã tiêm chủng ngày càng gia tăng.

Kể từ giữa tháng 12/2021, virus cúm đã lưu hành ở châu Âu với tỷ lệ cao hơn dự kiến, báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết. Theo đó, số bệnh nhân mắc cúm phải điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICUs) ở châu Âu trong tháng 12 đã tăng đều đặn lên mức cao nhất là 43 ca vào tuần cuối cùng của năm. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch - với số các ca nhiễm cúm phải điều trị ở ICUs đạt đỉnh điểm hơn 400 ca vào cùng thời điểm tuần cuối cùng trong năm 2018.

Tuy nhiên, đây lại một sự gia tăng lớn so với năm ngoái, khi chỉ có một ca bệnh cúm phải nằm ICU trong cả tháng 12, dữ liệu cho thấy.

Ông Pasi Penttinen - chuyên gia hàng đầu của ECDC về bệnh cúm cảnh báo sự trở lại của virus cúm có thể là sự khởi đầu của một mùa cúm kéo dài bất thường, có khả năng kéo dài sang cả mùa hè. Theo ông, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào mùa xuân có thể kéo dài sự lưu hành của virus cúm vượt xa thời điểm mùa dịch thông thường ở châu Âu (vào tháng 5).

Trong báo cáo, ECDC cho rằng một “đại dịch kép” có thể gây áp lực quá mức lên các hệ thống y tế vốn đã quá căng thẳng ở châu Âu trong suốt thời gian qua.

Tại Pháp, Bộ Y tế vào tuần trước đã công bố ba khu vực - bao gồm cả thủ đô Paris - đang phải đối mặt với dịch cúm. Những vùng khác được xem là đang trong giai đoạn tiền dịch.

Mùa này, nước Pháp đã ghi nhận 72 ca mắc cúm nghiêm trọng, với 6 trường hợp tử vong.

Chủng cúm A/H3 thống trị

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi chủng cúm lưu hành phổ biến trong năm nay được cho là A/H3 - chủng virus cúm thường gây ra các trường hợp nghiêm trọng nhất ở người cao tuổi.

Theo ông Penttinen, hiện còn quá sớm để đưa ra đánh giá cuối cùng về vaccine cúm vì cần có một số lượng lớn hơn bệnh nhân nhiễm bệnh để phân tích trên thực tế. Nhưng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các loại vaccine có sẵn trong năm nay “không phải là tối ưu” để chống lại chủng A/H3.

Nguyên nhân phần lớn là do có rất ít hoặc gần như không có virus lưu hành khi thành phần vaccine cúm được quyết định vào năm ngoái, khiến các nhà sản xuất vaccine khó dự đoán được chủng nào sẽ chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới.

Đại diện cho các nhà sản xuất vaccine hàng đầu ở châu Âu thừa nhận việc lựa chọn chủng virus gặp nhiều khó khăn hơn do tỷ lệ lưu hành bệnh cúm rất thấp vào năm ngoái, và cho biết hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các mũi vaccine cúm trong mùa này.

Vaccine chủng ngừa cúm được điều chỉnh hàng năm để chúng đạt hiệu quả cao nhất có thể chống lại các loại virus cúm luôn thay đổi. Thành phần của chúng được quyết định 6 tháng trước khi mùa cúm mới bắt đầu, dựa trên sự lưu hành của virus ở bán cầu đối diện. Điều đó cho phép các nhà sản xuất thuốc có thời gian để phát triển và sản xuất các mũi vaccine ngừa cúm.

Dữ liệu toàn châu Âu về việc sử dụng vaccine cúm vẫn chưa có sẵn. Nhưng các số liệu ở Pháp cho thấy mức độ bao phủ loại vaccine này không rộng như các nhà chức trách kỳ vọng.

Giới chức Pháp đã kéo dài thời gian tiêm phòng thêm một tháng đến cuối tháng 2/2022 để đẩy mạnh việc tiêm chủng. Theo số liệu được công bố vào tuần trước, đến nay đã có 12 triệu người được tiêm vaccine ngừa cúm, chiếm khoảng 45% dân số mục tiêu.

“Vẫn còn một khoảng trống lớn cần cải thiện nhằm hạn chế tác động của dịch cúm”, Bộ Y tế Pháp cho biết trong một tuyên bố tuần trước. Mục tiêu của Pháp trong năm nay là chủng ngừa cúm cho 75% những người có nguy cơ.

Châu Âu cho biết ngành công nghiệp vaccine đã cung cấp một số lượng lớn các mũi tiêm phòng cúm, bất chấp những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với các cơ sở sản xuất.

Trong một thông tin mới nhất, hãng dược Mỹ Moderna đặt mục tiêu sẽ tung ra loại vaccine tăng cường kết hợp ngừa COVID-cúm-RSV vào cuối năm 2023, với hy vọng một lần tiêm chủng chung cho các bệnh trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mọi người đi tiêm phòng hàng năm.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top