Thế giới

Chỉ một nửa trường học trên thế giới học trực tiếp hoàn toàn trở lại

ClockThứ Hai, 11/10/2021 08:14
TTH.VN - Cập nhật trên web COVID-19 Global Education Recovery Tracker, thông tin chỉ ra rằng 19 tháng sau khi đại dịch COVID-19 khiến các trường học trên thế giới bắt buộc phải đóng cửa, chỉ khoảng một nửa số trường học trên toàn cầu đã tiếp tục dạy và học trực tiếp trở lại, trong khi khoảng 34% trường học đang theo đuổi chương trình giảng dạy kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp.

WHO và UNICEF: Các trường học ở châu Âu phải mở cửa trở lạiMỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-1940% dân số được tiêm chủng, Israel mở cửa trở lại nhà hàng, hàng quánThái Lan: Tiêm chủng cho 19 triệu người trong giai đoạn đầu tiênVũ Hán mở cửa trường học trở lại

Nhiều trường vẫn chưa triển khai dạy và học trực tiếp trở lại sau tác động của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Công an Nhân dân Online

Theo đó, trang web đã được Đại học Johns Hopkins, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) cùng tạo ra để hỗ trợ các quốc gia ra quyết định bằng cách theo dõi nỗ lực lập kế hoạch mở cửa trở lại và phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại hơn 200 nước khác nhau.

Theo dữ liệu theo dõi, 80% trường học trên thế giới đang triển khai học trực tiếp tại lớp học như giai đoạn trước đại dịch. Trong số đó, 54% hoàn toàn dạy tại trường học, 34% phụ thuộc vào các hoạt động giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, trong khi 10% vẫn học từ xa và 2% hiện vẫn chưa có kế hoạch tiếp tục giảng dạy ở bất kỳ hình thức nào như các trường khác.

Trong khi dữ liệu chỉ ra rằng chỉ có 53% trong tổng số 200 nước đang ưu tiên tiêm chủng cho giáo viên, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khuyến cáo rằng các quốc gia không nên tiếp tục chờ đợi để dân số, hoặc nhân viên của trường được tiêm chủng trước khi mở cửa lại trường học.

Báo cáo của Nhóm Giáo dục của WB cho biết: “Để thúc đẩy khôi phục giáo dục, giáo viên nên được ưu tiên tiêm chủng nếu có thể, đồng thời vẫn có những cách thức để mở cửa trường học trở lại một cách an toàn mà không cần tiêm chủng thông qua các biện pháp an toàn phù hợp nhất”.

Cụ thể, báo cáo của nhóm cho biết các trường học đã mở cửa trên toàn thế giới có thể hạn chế sự lây nhiễm trong quy mô trường học nhờ các chiến lược kiềm chế có hiệu quả và đơn giản như đeo khẩu trang, tạo và giữ không gian thông thoáng, giữ khoảng cách. Trong khi đó, tuy việc tiêm chủng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia đã không đạt được mức mong đợi trong nhiều tháng, việc đóng cửa trường học cho đến khi tất cả nhân viên có thể được tiêm chủng vẫn đem lại rất ít lợi ích về hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Song điều này lại gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho trẻ em.

Nhận định được đưa ra khi ở những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 thấp hơn từ 36-44 ca/1 vạn trường hợp trước khi các trường được mở cửa trở lại, việc học sinh quay trở lại trường học được nghiên cứu là không làm cho tỷ lệ nhập viện tăng lên. 

Được biết, năm ngoái, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc trường học ở 188 quốc gia phải đóng cửa. Điều này khiến 1,6 tỷ trẻ em – 75% học sinh nhập học phải nghỉ học. Khi đại dịch COVID-19 lây lan rộng ở trong và hầu khắp các quốc gia vào đầu năm 2020, chúng ta biết rất ít về các loại virus như con đường virus lây lan, đối tượng nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và cách điều trị bệnh. Do đó, vào thời điểm này, để bảo vệ trẻ em và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, hầu hết các chính phủ đã phản ứng bằng cách đóng cửa các trường học.

Tuy nhiên, 1 năm sau, những thông tin được cập nhật, bổ sung nhiều hơn. Cách thức kiềm chế dịch bệnh lây lan cũng đa dạng hơn, đơn cử như WHO khuyến nghị đóng cửa trường học chỉ là biện pháp cuối cùng. Trong một thông tin có liên quan, trích dẫn bằng chứng về khả năng lây truyền COVID-19 thấp ở trẻ em, Ngân hàng Thế giới cho biết, dữ liệu từ các nghiên cứu giám sát dân số và truy vết tiếp xúc cho thấy, so với người lớn và thanh thiếu niên, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi ít nhạy cảm hơn đối với nguy cơ nhiễm bệnh và ít có khả năng truyền bệnh hơn. Cùng lúc, trong số những trẻ nhiễm COVID-19, các trường hợp trở nặng hoặc tử vong là rất hiếm và thường xảy ra ở những em đã mắc các bệnh tiềm ẩn khác.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Return to top