Thế giới

Indonesia lên kế hoạch cấm sử dụng nhựa một lần vào cuối năm 2029

ClockThứ Tư, 07/06/2023 08:32
TTH.VN - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar mới đây cho biết, nước này sẽ bắt đầu áp dụng lệnh cấm đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029.

Việt Nam đồng hành cùng quốc tế giải quyết ô nhiễm rác thải nhựaBangladesh cấm nhựa dùng một lần tại khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giớiẤn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thảiIndonesia: Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy gạoTrung bình, mỗi người Mỹ thải ra 130kg rác thải nhựa mỗi năm

leftcenterrightdel
Rất ít rác thải nhựa ở Indonesia được tái chế đúng cách sau khi bị thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải nhanh chóng khắc phục. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Vào thời điểm đó, các nhà sản xuất cũng được yêu cầu giảm 30% việc sử dụng bao bì nhựa.

Bà Siti Nurbaya cho biết, lệnh cấm sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như túi mua sắm bằng nhựa sử dụng một lần, ống hút nhựa và dao nĩa bằng nhựa, trong khi việc sử dụng xốp để đóng gói thực phẩm cũng sẽ bị cấm.

“Đây là một cách để xử lý chất thải bao bì khó thu gom, không có giá trị kinh tế, khó tái chế và có khả năng gây ô nhiễm môi trường”, hãng thông tấn Indonesia Antara dẫn lời Bộ trưởng Siti Nurbaya Bakar thông tin.

Được biết, nhiều nghiên cứu và báo cáo khác nhau đã gọi Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi vào năm 2022, đất nước 270 triệu dân này thải ra 12,6 triệu tấn rác thải nhựa, theo dữ liệu từ Bộ Môi trường Indonesia.

Trong khi đó, một nghiên cứu từ Liên minh Zero Waste Indonesia cho thấy, chỉ 9% rác thải nhựa ở Indonesia được tái chế, trong khi phần còn lại kết thúc vòng đời tại các bãi chôn lấp hoặc gây ô nhiễm sông và đại dương.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar nhấn mạnh, các tỉnh ở Indonesia sẽ được hướng dẫn xây dựng lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa để hỗ trợ cho lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ năm 2029.

Trong một thông tin có liên quan, vào tháng 7/2019, hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali đã trở thành tỉnh đầu tiên của Indonesia áp dụng lệnh cấm sử dụng túi nhựa, ống hút và xốp dùng một lần.

Trong khi đó, thủ đô Jakarta của nước này đã ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon dùng một lần vào tháng 7/2020, nhưng vẫn cho phép sử dụng ống hút nhựa, dao nĩa nhựa và hộp xốp.

Bà Siti Nurbaya Bakar, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia cho biết, khu vực tư nhân cũng nên đóng góp vào tiến trình giảm thiểu rác thải nhựa. Qua đó, bà yêu cầu đến năm 2029, tất cả nhà sản xuất giảm 30% chất thải bao bì nhằm giải quyết vòng đời ô nhiễm của các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo thông tin mới trên trang CNA, Indonesia không phải là quốc gia duy nhất hi vọng chấm dứt sự phụ thuộc vào các sản phẩm dùng một lần. Cụ thể, vào năm 2018, Malaysia đã đặt ra một lộ trình đầy tham vọng nhằm đến năm 2030 sẽ loại bỏ nhựa dùng một lần. Để hỗ trợ mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi Khí hậu Malaysia Berhormat Nik Nazmi bin Nik Ahmad vào tháng trước cho biết, nước này đặt mục tiêu cấm sử dụng túi nhựa cho mục đích bán lẻ trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh trên toàn quốc kể từ năm 2025.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top