Thế giới

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

ClockThứ Sáu, 06/09/2024 06:43
TTH - Trong một bài đánh giá chi tiết mới về cách nhựa xâm nhập vào môi trường, các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Nhựa đang xâm nhập vào não người: Cần báo động toàn cầuMối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”Chống bụi ở công trường, không phải tưới nước là đủ

Đốt rác, đặc biệt là đốt rác thải nhựa gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường và con người. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ - Chuyên trang Thủ đô Hà Nội 

Một báo cáo toàn cầu đầu tiên về ô nhiễm nhựa được công bố trên tạp chí Nature đã xác định, Ấn Độ là nguồn phát thải rác lớn nhất và việc đốt rác là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây.

Những phát hiện này được đưa ra trước thềm của các cuộc đàm phán quan trọng hướng tới xác lập một hiệp ước toàn cầu về nhựa. Các nhà nghiên cứu hy vọng hiệp ước sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà hoạch định chính sách khi họ xem xét cách tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa đang gia tăng.

Được biết, nhựa đã được tìm thấy trong tuyết trên đỉnh những ngọn núi cao nhất và cả dưới đáy đại dương xa xôi nhất. Đáng nói là những hạt nhựa nhỏ cũng được phát hiện có trong sữa mẹ.

Phần lớn nguyên nhân của những vấn nạn này là từ rác thải nhựa, có thể kể đến những mảnh nhựa lớn hơn như ống hút bị vất đi và phải mất rất nhiều thời gian để phân hủy, gây hại cho hệ sinh thái của nhiều thế hệ sau.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng tương đương cũng đã xảy ra khi đốt rác thải nhựa một cách không chính thức, chủ yếu ở các vùng nghèo không có giải pháp thay thế.

Nhà nghiên cứu Costas Velis từ Đại học Leeds (Vương quốc Anh) nhận xét: “Trước đây, chúng ta đã không nhận xét đúng và đủ về rác thải biển hay ô nhiễm nhựa”.

Giải mã vấn đề, nhóm các nhà nghiên cứu của ông Costas Velis đã dùng trí tuệ nhân tạo để tạo ra một bản kiểm kê toàn cầu chi tiết về ô nhiễm nhựa xuống đến cấp thành phố để hỗ trợ lập mô hình quản lý chất thải tại hơn 50.000 thành phố.

Ước tính có khoảng 52 triệu tấn rác thải nhựa đã thải ra môi trường vào năm 2020, gồm 43% là rác thải không đốt và 57% chỉ được đốt thô sơ ở các đám cháy ngoài trời, dọc đường hoặc tại bãi rác.

Theo ông Costas Velis, việc đốt rác không đúng cách và để nhựa cháy âm ỉ theo cách này không làm rác “biến mất” mà chỉ làm phát tán những mảnh nhựa nhỏ ra môi trường. Việc đốt rác thải nhựa cũng làm giảm chất lượng không khí và khiến người dân sống gần các khu vực đốt rác phải tiếp xúc với các chất cực kỳ độc hại được giải phóng khi nhựa cháy.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng khi nghiên cứu phát hiện ra rằng nguồn rác thải nhựa chính ở các quốc gia Nam Bán cầu là rác thải không được thu gom, với gần 1,2 tỷ người không có bất kỳ phương tiện nào khác để xử lý rác thải. Qua đây, cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức của tất cả các nước, với kỳ vọng được đặt lên các cuộc đàm phán hướng tới một hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa dự kiến sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào cuối tháng 11 tới.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Mua thùng phi nhựa cũ tại Hà Nội

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

Bệnh Melioidosis/Whitmore nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Trước mùa mưa bão, các phụ huynh cần lưu ý việc giữ gìn môi trường cũng như vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao
Phải được chấn chỉnh

Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ý khuyên mọi người phải ý tứ, phải biết học cách hành xử lịch sự, văn hóa, phải đạo với từng hành vi trong cuộc sống.

Phải được chấn chỉnh
Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh:
Tiếp tục xử lý tiến độ

Nhà thầu thi công “bỏ ngang” công trình, khu xử lý lo không có rác để vận hành là những bất cập, nghịch lý tại Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (gọi tắt DA).

Tiếp tục xử lý tiến độ
Return to top