Thế giới

Chính trị gia Đức kêu gọi NATO đối thoại với Nga

ClockThứ Ba, 08/09/2015 14:20
TTH - Tờ báo Đức Neue Solidarität ngày 7/9 đưa tin, các chính trị gia, chuyên gia nghiên cứu chính trị và các nhà báo Đức cùng lên tiếng kêu gọi NATO từ bỏ chính sách gây căng thẳng với Nga, cũng như các nước khác ở khu vực Trung Đông và nối lại đối thoại với Moscow.

Tàu chiến tham gia cuộc tập trận rầm rộ của NATO trên biển Baltic tháng 6/2015. Ảnh: AP

Theo chính trị gia Horst Teltschik của Hiệp hội các nhà tư tưởng tự do Đức, sau chiến dịch ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Libya và Syria, phương Tây đang chuẩn bị một cuộc chiến chống lại Nga.

Khối liên minh do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành các cuộc tập trận với số lượng ngày càng lớn, nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự dọc biên giới phía tây Nga. Trong khi đó, Moscow cũng ra sức đối phó với các chính sách của NATO, được cho là gây tổn hại đến an ninh châu Âu, ông Teltschik nhận định.
Bên cạnh đó, Cố vấn An ninh Quốc gia của cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl cũng đổ lỗi cho NATO trong việc sử dụng “chiến lược cực kỳ nguy hiểm” với Nga, đồng thời khẳng định “đây là một sai lầm lớn và chỉ có đối thoại mới có thể ngăn chặn cuộc đối đầu giữa hai bên”.
THANH NGÂN (Lược dịch từ Sputniknews & AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Return to top