Thế giới
Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới:

Cơ hội tận dụng lợi ích hay nguy cơ đối mặt với thảm họa

ClockThứ Tư, 15/03/2023 17:50
TTH.VN - Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Sẽ không ngạc nhiên nếu cột mốc này có thể xảy ra sớm hơn.

Indonesia chuẩn bị các trạm sạc xe điện phục vụ Hội nghị cấp cao ASEANG20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triểnĐức cam kết thúc đẩy hiệp định thương mại tự do EU - Ấn ĐộTrí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?Canada và kế hoạch của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
 Ấn Độ có thể sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Dữ liệu nhân khẩu học chính thức có thể phải mất nhiều thời gian hơn để chứng minh điều này, khi cuộc điều tra dân số diễn ra 10 năm/lần của Ấn Độ đã bị hoãn lại vào năm 2021 do đại dịch COVID-19. Theo báo cáo Triển vọng Dân số thế giới của Liên Hiệp quốc, dân số Ấn Độ ước tính đạt 1.417 tỷ người vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, vào tháng 1, Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo sự sụt giảm dân số sau 6 thập kỷ xuống chỉ còn 1.412 tỷ người vào cuối năm 2022.

Mặc dù tỷ lệ tăng dân số của Ấn Độ cũng đang có xu hướng giảm, nhưng nó được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong 30 năm tới, với tiềm năng là đạt mức 1.668 tỷ người vào năm 2050. Hai quốc gia đông dân thứ hai và thứ ba là Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến mức tăng dân số chậm hơn hoặc thậm chí là giảm dân số.

Song, quan trọng hơn nhiều so với những con số cụ thể là thành phần dân số ngày càng tăng của Ấn Độ.

Khoảng 43% dân số Ấn Độ là dưới 25 tuổi. Đây vẫn được coi là một quốc gia trẻ so với dân số già của Trung Quốc và Mỹ. Theo Liên Hiệp quốc, chỉ 7% dân số Ấn Độ là từ 65 tuổi trở lên, thấp hơn nhiều so với dân số đang già đi nhanh chóng của Trung Quốc (14%) và Mỹ (18%).

Sự kì diệu trong kinh tế của Ấn Độ

Một số lượng lớn và ngày càng gia tăng của các cá nhân trong độ tuổi lao động sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của Ấn Độ và mang ý nghĩa toàn cầu.

Trung Quốc cũng có điểm tương đồng về vấn đề này. Sự biến đổi của Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất của thế giới được thúc đẩy chủ yếu bởi nhân khẩu học của nước này.

Khi cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1978, gần 60% dân số nước này là ở độ tuổi 14 - 54. Tỷ lệ sinh thuận lợi đảm bảo rằng dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp theo.

Nhưng việc có một lực lượng lao động trẻ đông đảo không tự chuyển thành lợi ích kinh tế. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo kỹ năng, đồng thời định vị mình là một điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài.

Tương tự như vậy, Ấn Độ sẽ phải đầu tư rộng rãi để đảm bảo việc làm cho dân số trẻ của mình. Theo một ước tính, Ấn Độ sẽ cần tăng hơn 140 triệu việc làm mới vào năm 2030.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ chi 122,3 tỷ USD cho chi tiêu vốn trong năm tài khoá 2023. Khoản chi tiêu này sẽ được chi vào việc phát triển đường xá, trường học và các ngành công nghiệp, chủ yếu nhằm mục đích tạo việc làm.

Chính phủ cũng đã đưa ra các sáng kiến để phát triển lĩnh vực sản xuất của đất nước, vốn hiện chỉ đóng góp 14% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ. Sáng kiến Liên kết Sản xuất cung cấp các ưu đãi tài chính cho các công ty có trụ sở tại Ấn Độ là một trong những kế hoạch như vậy nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.

Nâng cấp các công việc kỹ năng thấp và nghề thủ công

Có thể nói rằng quỹ đạo “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc sẽ khác với con đường phía trước của Ấn Độ là ở kỹ năng và công việc cần thiết cho ngày nay. Do đó, Ấn Độ phải nhìn xa hơn việc chỉ tạo ra các công việc thủ công và có kỹ năng thấp. Lĩnh vực sản xuất đang được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi nhanh chóng của kỹ thuật số và công nghệ. Một thế hệ người lao động mới cần phải có những kỹ năng cần thiết để làm việc trong một thế giới sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, cả chính phủ và khu vực tư nhân cần phải đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và nâng cấp kỹ năng cho lực lượng lao động.

Chắc chắn, Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều vào kết nối kỹ thuật số và công nghệ tài chính. Tuy nhiên, nước này cần hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp trong những năm tới sẽ có các kỹ năng cần thiết để làm việc trong nền kinh tế tương lai.

Đơn cử, bằng cách phát huy lợi thế của mình so với các quốc gia khác trong lĩnh vực IT, Ấn Độ có thể định hình đất nước là một “người chơi chính” trong ngành công nghiệp 4.0.

Cơ hội để thay đổi khí hậu địa chính trị

Bối cảnh địa chính trị mà Ấn Độ nổi lên là một quốc gia đông dân nhất cũng rất khác biệt. Giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung đang ngày càng gia tăng, các nhà sản xuất đang ngày càng quan tâm hơn đến chiến lược “Trung Quốc + 1”.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi các nhà sản xuất đang xem xét đa dạng hoá cơ sở sản xuất của mình bằng cách thành lập nhà máy ở các quốc gia khác nhau.

Với lượng dân số trong độ tuổi lao động rất đông, Ấn Độ có thể hưởng lợi từ điều này và tạo điều kiện nổi lên như một trung tâm sản xuất và công nghệ quan trọng.

Ví dụ, Apple gần đây đã thông báo rằng họ đang tăng quy mô kế hoạch sản xuất sản phẩm tại Ấn Độ.

Liệu Ấn Độ có thu được lợi ích về nhân khẩu học thay vì chịu thảm hoạ nhân khẩu học hay không sẽ đòi hỏi các sự đầu tư chiến lược vào con người và cơ sở hạ tầng, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore nhận xét.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật

Với chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngoài các môn học bắt buộc, các em học sinh THPT còn được lựa chọn 4 môn học từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý hoặc giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc.

Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục

Ngày 13/9, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm 2024 cho các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục
Return to top