Thế giới

COP27 sẽ có sự tham dự của khoảng 90 nguyên thủ quốc gia

ClockThứ Tư, 05/10/2022 15:32
TTH.VN - Theo một quan chức cấp cao của Ai Cập, khoảng 90 nguyên thủ quốc gia đã xác nhận tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27).

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuĐại diện gần 200 quốc gia nhóm họp thúc đẩy giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN​

Được biết, sự kiện sẽ được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11 tới, nơi các nhà lãnh đạo sẽ giải quyết những vấn đề bao gồm chuyển đổi năng lượng và an ninh lương thực tại phiên khai mạc.

Ông Wael Aboulmagd, đại diện đặc biệt của Ai Cập, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch Hội nghị COP27 cho hay: “Chúng tôi đã nhận được một số lượng lớn lời xác nhận từ khắp nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng con số cuối cùng là khoảng 90 nguyên thủ quốc gia, nhưng con số này sẽ tiếp tục tăng lên”.

Trước đó, Ai Cập đã tiếp nhận chức Chủ tịch Hội nghị COP27 từ Vương quốc Anh, và sẽ đăng cai các cuộc đàm phán từ ngày 6-18/11 tại thành phố nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đỏ của quốc gia này.

Cũng theo ông Wael Aboulmagd, chủ đề cho hội nghị bàn tròn của các nhà lãnh đạo được tổ chức từ ngày 7-8/11 sẽ bao gồm: phát triển hydro xanh, an ninh nước và an ninh lương thực, việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng công bằng sang năng lượng tái tạo, và các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Đây là những chủ đề phản ánh một số ưu tiên của Ai Cập, trong bối cảnh quốc gia này cố gắng thúc đẩy tốt hơn lợi ích của các quốc gia đang phát triển, cũng như nhu cầu tài chính của họ để thích ứng với tác động của vấn đề biến đổi khí hậu.

Đại diện đặc biệt của Ai Cập nói thêm: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, chúng tôi cần tất cả ý chí chính trị và động lực, cũng như định hướng từ các nguyên thủ quốc gia, nhằm thúc đẩy quá trình này tiến lên phía trước”.

Đáng chú ý, Ai Cập đang tìm cách để đưa "tổn thất và thiệt hại" vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh năm nay. Vấn đề này là những khoản bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu, những nơi vốn đang phải gánh chịu tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top