Thế giới

Đàm phán thương mại về RCEP đạt tiến bộ “đáng kể”

ClockThứ Sáu, 28/08/2020 15:32
TTH.VN - Các bộ trưởng từ 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hôm qua (27/8) cho biết đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong việc tiến tới ký kết thỏa thuận vào tháng 11 tới, giữa bối cảnh Ấn Độ có tiếp tục là thành viên của hiệp định hay không vẫn là một vấn đề chưa chắc chắn.

RCEP là chìa khóa cho sự phục hồi của Đông ÁSingapore: Hiệp định RCEP vẫn có thể sẽ được ký kết cuối năm nayCác nước cam kết ký RCEP vào cuối năm theo kế hoạch bất chấp COVID-19RCEP hỗ trợ mở rộng thương mại hàng hóa ASEANRCEP - thành tựu và thách thức của ASEAN

Đại diện các nước thành viên tham dự hội nghị trực tuyến vể RCEP. Ảnh: ABS-CBN

Theo tuyên bố chung được đưa ra, RCEP “vẫn để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ vì nước này không chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP kể từ khi bắt đầu vào năm 2012 mà còn để ghi nhận tiềm năng của Ấn Độ trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực”.

Tuyên bố chung của các bộ trưởng được công bố sau một hội nghị trực tuyến được tổ chức mà không có sự tham gia của đại diện Ấn Độ. Các bộ trưởng hoan nghênh "tiến bộ đáng kể" đạt được trong việc hoàn tất thỏa thuận để ký kết tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo RCEP vào tháng 11/2020, tuyên bố nêu rõ.

Giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực, các bộ trưởng cũng “nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiệp định RCEP trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch, cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế khu vực và toàn cầu".

Triển vọng cho thỏa thuận RCEP vẫn chưa rõ ràng sau khi Ấn Độ, vốn lo ngại rằng việc mở cửa thị trường sẽ khiến thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng lên, vào tháng 11 năm ngoái tuyên bố sẽ rút khỏi đàm phán và không tham gia các cuộc đàm phán cấp làm việc sau đó.

Một quan chức Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tham dự cuộc đàm phán cho biết: “Không có cuộc thảo luận nào về kịch bản ký kết thỏa thuận có sự tham dự của Ấn Độ hay không... Chúng tôi xác nhận rằng mỗi quốc gia sẽ nỗ lực riêng để đưa Ấn Độ trở lại các cuộc đàm phán”.

Ngoài Ấn Độ, 10 thành viên của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đang tham gia các cuộc đàm phán để ký kết RCEP vào cuối năm nay.

Thỏa thuận RCEP nhằm mục đích thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ. Nếu được ký kết thành công, RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu và một nửa dân số thế giới (nếu bao gồm cả Ấn Độ).

BẢO NGHI (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Ký kết quy chế phối hợp 3 bên thực hiện chính sách bảo hiểm

Sáng 13/11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai ký kết quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH, Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cấp xã, phường và Tổ chức dịch vụ trên địa bàn TP. Huế.

Ký kết quy chế phối hợp 3 bên thực hiện chính sách bảo hiểm
Return to top