Thế giới

Đang kiểm soát tốt dịch bệnh, Australia xem xét mở cửa biên giới với châu Á

ClockThứ Ba, 10/11/2020 15:24
TTH.VN - Australia đang xem xét mở cửa biên giới với các nước châu Á, bao gồm cả một số khu vực của Trung Quốc khi thủ đô Canberra đang tìm cách hồi sinh nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19, tờ CNA dẫn lời Thủ tướng nước này là ông Scott Morrison đưa ra ngày 10/11 cho hay.

Úc: Lần đầu tiên không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ tháng 6Virus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặtSingapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19Australia cam kết chi 717 triệu USD nâng cấp quốc phòngVirus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặtSingapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19Australia cam kết chi 717 triệu USD nâng cấp quốc phòngHàn Quốc và Australia điện đàm bàn về việc tham gia hội nghị G7Cúm mùa giảm xuống mức thấp kỷ lục nhờ giãn cách xã hộiAustralia: Tiểu bang Victoria tuyên bố tình trạng thảm họa về COVID-19

3 ngày liên tiếp Australia không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới trong địa phương, chính phủ lên kế hoạch mở cửa biên giới với các nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp. Ảnh minh họa: Bloomberg/Nhân dân

Được biết, từ tháng 3, Australia đã đóng cửa biên giới, không cho phép nhập cảnh đối với tất cả những người không phải là cư dân và người dân thường trú tại đây, bất chấp việc vào tháng 10, thủ đô Canberra đã cho phép dân cư New Zealand nhập cảnh. Tuy những hạn chế về đi lại đều có kế hoạch sẽ được xóa bỏ vào cuối năm, song việc đi lại trong nước vẫn bị hạn chế.

Trước tình hình này, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia vẫn loại trừ việc cho phép người dân từ Mỹ và châu Âu nhập cảnh, song khả năng là nước này sẽ chào đón những người đến từ các nước có nguy cơ lây nhiễm thấp như Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và thậm chí là một số tỉnh ở Trung Quốc.

Động thái xem xét nới lỏng các giới hạn đi lại được đưa ra khi ông Scott Morrison cho biết Australia đã chứng kiến 3 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm COVID-19 mới nào ở địa phương.

Tất cả những trường hợp nhiễm bệnh phát hiện gần đây đều đã được cách ly ngay khi nhập cảnh.

Du lịch hồi sinh sẽ là một động lực rất quan trọng và cần thiết cho nền kinh tế Australia, vốn đã giảm đến 7% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 – mức giảm sâu nhất kể từ năm 1959.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong năm 2019, du lịch chiếm 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, đóng góp gần 61 tỷ AUD (44,42 tỷ USD) cho nền kinh tế Australia.

Mặc dù hiện có nhiều người dân Australia vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ tại địa phương, nhưng do nhu cầu du lịch không cao, nhiều công ty du lịch vẫn đang phải vật lộn để hoạt động và gặp rất nhiều khó khăn, buộc phải cắt giảm nhân sự. Tính riêng tháng 9/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Australia đã lên đến 6,9%.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top