Thế giới

Đạt được 5 thoả thuận tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55

ClockThứ Hai, 21/08/2023 08:01
TTH.VN - Hãng tin Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết, 5 thoả thuận vừa được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN (AEM) lần thứ 55, diễn ra ở Semarang, Trung Java (Indonesia) vào cuối tuần này.

ASEAN vẫn là một cộng đồng đầy cơ hội cho tất cảAEM-54 thông qua Kế hoạch Hành động CLMV giai đoạn 2023-2024Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại CampuchiaAEM 53: Sáng kiến "trung hòa carbon" cho ASEAN được đánh giá caoASEAN 2020: Chủ động thích ứng, kết nối trong hoạt động của AEM 52

leftcenterrightdel
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN (AEM) lần thứ 55 vừa chính thức khai mạc tại Semarang, Trung Java (Indonesia). Ảnh minh hoạ: Bộ Công Thương Việt Nam 

Trả lời với phóng viên các báo, Bộ trưởng Zulkifli Hasan chia sẻ, những thành tựu mà hội nghị đạt được, hoàn thành khuôn khổ tổng thể tạo thuận lợi cho dịch vụ ASEAN (ASFF) và ký kết nghị định thư thứ hai để sửa đổi Khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA), cùng với các thoả thuận khác.

“Đơn cử như trong lĩnh vực dịch vụ (ASFF), đối với nghề kiến trúc sư, chúng tôi có hiệp hội kiến trúc sư ASEAN. Vì vậy, kiến trúc sư có thể làm việc ở bất cứ đâu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, vị Bộ trưởng chia sẻ.

Cũng trong khuôn khổ ASFF, các chuyên gia y tế trong khối ASEAN cũng có thể làm việc ở các quốc gia khác trong khu vực. Tương tự như các lĩnh vực khác, trong tương lai, các bác sĩ và cả những người làm trong ngành nghề khác đều có thể hưởng ưu đãi như vậy.

Được biết, cuộc họp cũng nhất trí về việc Phê chuẩn tuyên bố cấp Bộ trưởng liên quan đến khuôn khổ sáng kiến về các Dự án công nghiệp ASEAN và phê chuẩn Điều khoản tham chiếu (TOR) của việc thành lập bộ phận hỗ trợ của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Nhìn chung, Indonesia đã thúc đẩy 7 thoả thuận ưu tiên tại AEM lần thứ 55. Bộ trưởng Thương mại nước này thông tin, hai hiệp định ưu tiên khác được đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2023, bao gồm thực hiện đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ điện tử thông qua cơ chế một cửa (ASEAN) và Hhoàn thiện lộ trình hài hoà hoá tiêu chuẩn để hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong một thông tin có liên quan, chuỗi các hoạt động AEM lần thứ 55 và các Cuộc họp liên quan sẽ được tổ chức từ ngày 17 – 22/8/2023 tại Semarang, Trung Java (Indonesia).

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Phê duyệt 70 triệu USD hỗ trợ các dự án của FAO tại 28 quốc gia

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa hỗ trợ 28 quốc gia huy động được 70 triệu USD tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) để giải quyết vấn đề bền vững đô thị, quản lý nước ngầm, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất.

Phê duyệt 70 triệu USD hỗ trợ các dự án của FAO tại 28 quốc gia
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Return to top