Thế giới

Doanh số chất bán dẫn toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD

ClockThứ Tư, 16/02/2022 15:33
TTH.VN - Doanh số chất bán dẫn toàn cầu đã vượt mức 500 tỷ USD lần đầu tiên, khi các công ty tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip diễn ra trên toàn thế giới.

Xuất khẩu các sản phẩm ICT của Hàn Quốc đạt mức cao mớiẤn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầuTình trạng thiếu hụt chip toàn cầu khả năng sẽ kéo dài đến năm 2023

Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) có trụ sở tại Mỹ, vào năm 2021, doanh số ngành bán dẫn toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 555,9 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ một năm trước đó. Ngành công nghiệp này cũng đã xuất xưởng mức cao kỷ lục 1,15 nghìn tỷ đơn vị chất bán dẫn.

Ông John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SIA cho hay: “Hồi năm 2021, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu diễn ra, các công ty bán dẫn về cơ bản đã tăng cường sản xuất lên mức chưa từng có, nhằm giải quyết nhu cầu cao liên tục, dẫn đến doanh số bán chip và số lượng chip được xuất xưởng cao kỷ lục".

Tiếp đó, ông John Neuffer cũng lưu ý rằng, nhu cầu sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi chip được đưa nhiều hơn vào các công nghệ thiết yếu của hiện tại và tương lai.

Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp, từ điện tử tiêu dùng cho đến các nhà sản xuất ô tô; đồng thời dẫn đến việc các Chính phủ và các nhà lập pháp trên khắp thế giới phải nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp chip, cũng như đầu tư để đưa việc sản xuất chất bán dẫn về gần hơn.

Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành 50 tỷ USD cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn, một phần của gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD. Trong một động thái liên quan vào tháng 2 này, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố Đạo luật chip châu Âu mới, theo đó sẽ cho phép các khoản đầu tư công và tư bổ sung trị giá 15 tỷ euro (tương đương 17,11 tỷ USD) cho đến năm 2030.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top