Thế giới

Đông Nam Á: Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã lại quay trở lại

ClockThứ Tư, 22/09/2021 15:36
TTH.VN - Sau khi hoạt động buôn bán động vật hoang dã có phần giảm bớt trong đại dịch, các nhà chức trách ở Đông Nam Á cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn những kẻ buôn lậu quay trở lại hoạt động kinh doanh trái phép, khi việc kiểm soát biên giới được nới lỏng.

Đông Nam Á đối mặt nguy cơ mắc các chủng bệnh zoonoticHoạt động săn bắt và tiêu thụ thịt động vật hoang dã của con người là nguồn cơn của đại dịchSáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãKhai mạc hội nghị thế giới về động vật hoang dã ở Nam PhiCòn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Tê tê, một trong những loài động vật hoang dã bị săn bắt trái pháp luật nhiều nhất. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân

Mạng lưới của những kẻ buôn bán hàng trái pháp luật đã bị gián đoạn khi các quốc gia đóng cửa biên giới và thắt chặt giám sát khi đại dịch COVID-19 tấn công mạnh mẽ vào năm 2020.

Do nhận thức rằng nơi virus được tìm thấy đầu tiên là ở động vật hoang dã, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã như vảy tê tê, mật gấu, sừng tê giác cũng giảm đột ngột.

Tuy nhiên, Văn phòng Liên Hiệp quốc về Chống Ma túy và Tội Phạm (UNODC) cảnh báo trong một báo cáo nội bộ dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực rằng, những thay đổi này cũng chỉ là tạm thời và Đông Nam Á có thể chứng kiến sự gia tăng lâu dài về nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Jeremy Douglas, Trưởng đại diện UNODC khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, đại dịch đã tạo cơ hội cho các nhà chức trách hành động nhiều hơn để ngăn cản người tiêu dùng và kìm hãm đường dây cung cấp của những đối tượng buôn bán hàng trái pháp luật.

Nhưng khi những kẻ buôn lậu này quay trở lại, số lượng các vụ bắt giữ sản phẩm động vật bất hợp pháp bắt đầu có dấu hiệu tăng lên. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì các cuộc kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Đông Nam Á là một trong những khu vực đa dạng các loài nhất trên thế giới. Khu vực từ lâu đã trở thành điểm nóng của nạn buôn bán động vật hoang dã. Tê giác bị giết để lấy sừng, cá sấu được nuôi để lấy da, rái cá và các loài chim biết hót bị bắt làm vật nuôi và gỗ hồng mộc bị khai thác trái phép.

Tổ chức phi chính phủ về động vật hoang dã Traffic chỉ ra rằng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á “đóng vai trò là nguồn cung cấp, tiêu thụ và là trung tâm vận chuyển động vật hoang dã đến các nơi tiêu thụ trong khu vực, cũng như đến phần còn lại của thế giới”.

Những nơi có nhu cầu cao đối với các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp có thể kể đến Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan - nơi động vật hoang dã được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc tiêu thụ trực tiếp.

Trước tình hình này, một số chính phủ đã nắm bắt đại dịch như một cơ hội để áp đặt các lệnh cấm rất cần thiết đối với việc buôn bán động vật hoang dã. Cụ thể, khi đại dịch hoành hành khắp thế giới vào đầu năm 2020, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ngay lập tức đối với việc tiêu thụ thịt thú rừng và cấm một số hoạt động buôn bán động vật hoang dã, trong khi Việt Nam tăng cường thực thi luật chống buôn bán động vật hoang dã vào tháng 7/2020.

Báo cáo được đưa ra bởi các chuyên gia nhận định rằng những chính sách như vậy đã có hiệu quả trong việc giảm nhu cầu đi đáng kể. Song cũng theo đại diện Jeremy Douglas, trong năm nay, các hoạt động trái phép này lại tăng trở lại ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cần phải thừa nhận rằng, việc săn bắt động vật hoang dã và khai thác các sản phẩm động vật bất hợp pháp đã không hoàn toàn dừng lại trong giai đoạn đại dịch diễn ra.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với những người buôn bán động vật hoang dã ở các vùng khó kiểm soát tại các quốc gia dọc theo sông Mekong như tại Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc, UNODC đã tìm thấy bằng chứng về việc các sản phẩm động vật hoang dã được tích trữ đến khi giá cả và nhu cầu phục hồi sẽ đem đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các nhân viên ở khu vực này và nhiều nơi khác trên toàn thế giới cũng cho biết, đã chứng kiến sự gia tăng trong hành vi tự săn bắt động vật hoang dã tự cung tự cấp do đại dịch khiến nhiều người mất việc làm và thiếu kinh tế buộc mọi người phải vào rừng tìm kiếm nguồn động vật để tồn tại.

“Các mạng lưới buôn bán động vật vẫn đang chờ các hạn chế phòng dịch được dỡ bỏ để tiếp tục vận chuyển lượng hàng lớn đến các điểm tiêu thụ”, ông Jeremy Douglas chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top