Thế giới

Đông Nam Á nhất trí tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo cho người di cư tự do

ClockThứ Bảy, 30/05/2015 20:31
TTH.VN - Myanmar và Bangladesh, 2 quốc gia có đông người di cư đã nhất trí sẽ giải quyết các “nguyên nhân gốc rễ” gây ra cuộc khủng khoảng di cư hiện nay.

Tại hội nghị khu vực về khủng hoảng di cư diễn ra ngày 29/5 tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, 17 quốc gia Đông Nam Á tham dự đều nhất trí sẽ tiếp tục cam kết tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo cho những người di cư đang lênh đênh trên biển và hàng nghìn người đã được đưa vào bờ từ hôm 1/5.
 

 

Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết hội nghị diễn ra trên tinh thần xây dựng. Các nước tham gia nhất trí với văn kiện cam kết hỗ trợ nhân đạo cho khoảng 2.600 người đang mắc kẹt trên biển cũng như 3.500 người đã được đưa vào các bờ biển của Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Các nước tiếp nhận người di cư  hy vọng sẽ bắt đầu quá trình hồi hương cho những người tị nạn càng sớm càng tốt.

Cùng với đó, Myanma và Bangladesh, 2 quốc gia có đông người di cư đã nhất trí sẽ giải quyết các “nguyên nhân gốc rễ” gây ra cuộc khủng khoảng di cư hiện nay. Nhằm giúp các nước ở Đông Nam Á giải quyết cuộc khủng hoảng di dân, Mỹ thông báo sẽ đóng góp 3 triệu USD, Australia cam kết 11 triệu USD và Nhật Bản đang xem xét khoản tiền hỗ trợ bổ sung. Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết cần phải có 26 triệu USD khẩn cấp để giải quyết vấn nạn di dân.

Trước những cam kết hỗ trợ tích cực từ nhiều nước, Ngoại trưởng Thái Lan Sinhaseni nói rằng Myanmar và Bangladesh sẽ chú trọng đến những giải pháp lâu dài của vấn đề: “Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là sẽ không để mọi người phải chạy trốn khỏi đất nước. Họ có thể sống trong hòa bình có việc làm, có cuộc sống tốt hơn và ổn định để họ không còn muốn rời xa quê hương nữa. Qua đây, chính phủ Myanmar hoan nghênh và đánh giá cao sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế”.

Hội nghị Khủng hoảng di cư Đông Nam Á cũng đã đề xuất tăng cường các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ nhằm đảm bảo an toàn cho những người di cư trên biển, cũng như đảm bảo Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức di cư quốc tế (IOM) có thể tiếp cận những người di cư. Hội nghị cũng đề xuất cần đặc biệt chú ý bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Về trung hạn, Hội nghị đề xuất tăng cường việc thực thi pháp luật nhằm đối phó với tình trạng buôn bán người, tăng cường hợp tác trong việc xoá bỏ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường luật pháp và các kênh di dân an toàn, phù hợp giữa các nước liên quan nhằm ngăn chặn các hoạt động di cư trái phép. 

Hiện các quốc gia châu Á đang phải vật lộn với tình trạng người di cư tại các vùng biển của Indonesia,  Malaysia và Thái Lan. Trong những tuần qua, ước tính đã có 3.500 người được giải cứu. Phần lớn thuộc tộc người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar và Bangladesh.

Mai Liên (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Return to top