Thế giới

Đợt dịch thứ ba ở châu Âu đã bắt đầu

ClockThứ Bảy, 20/03/2021 16:08
TTH.VN - Những cảnh báo về sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca nhiễm COVID-19 mới ở Đức và một đợt phong tỏa kéo dài một tháng ở Paris (Pháp) đã nhấn mạnh tình hình căng thẳng của đại dịch trên khắp châu Âu, khi COVID-19 lại một lần nữa hoành hành, lây lan nghiêm trọng.

Ấn Độ hào phóng tặng vaccine khi nước giàu tích trữTổng thống Mỹ: Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lạiTình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật BảnTỷ lệ người dân sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu tăngEU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch

Tình hình dịch COVID-19 ở châu Âu vẫn diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm vẫn còn gia tăng. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Biến thể mới lần đầu tiên được phát hiện ở Anh được coi là lý do cho sự gia tăng đột biến trong số ca nhiễm này. Chủng biến thể này được báo cáo là có độc lực cao hơn so với chủng virus ban đầu.

Ở châu Âu, mà cụ thể là thủ đô của Pháp và các khu vực ở phía Bắc đất nước đã bắt đầu đợt phong tỏa từ ngày 19/3, mặc dù trường học và các cửa hàng thiết yếu vẫn mở cửa.

Theo thống kê, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020, trung bình số ca nhiễm mới của Pháp tăng trên 25.000 trường hợp ghi nhận trong tuần này.

Tại Đức, Thủ tướng Angelar Merkel đã tuyên bố nới lỏng các lệnh phong tỏa vào tháng 3. Đó là khi tỷ lệ lây nhiễm trong vòng 7 ngày đạt mức 65/100.000 người. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 mới ở Đức là 96/100.000 và có những lo ngại rằng tình hình lây nhiễm vào lễ Phục sinh sắp tới có thể sẽ tái hiện và phản ánh những gì đất nước đã từng trải qua vào lễ Giáng sinh.

Trong khi đó ở Italy, chính phủ nước này đã tạm hoãn kế hoạch tổ chức Lễ Phục sinh với một lệnh phong tỏa mới do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Được biết, Italy là quốc gia có số ca tử vong do dịch COVID-19 cao thứ 6 trên thế giới với 104.241 ca nhiễm ghi nhận đến ngày 20/3, theo trang cập nhận Worldmeters.

Theo thông tin trên trang Reuters, Ba Lan cũng chứng kiến sự gia tăng lớn về số ca nhiễm mới với khoảng 52% trường hợp nhiễm mới có liên quan đến biến thể virus xuất hiện ở Anh.

Sự gia tăng này diễn ra khi các quốc gia EU đang thúc các đẩy chiến dịch tiêm chủng mà vốn cho đến nay vẫn hoạt động kém hiệu quả so với các dự án tiêm phòng chống dịch diễn ra ở Mỹ và Anh.

Khu vực châu Âu cũng đang gặp nhiều vấn đề về nguồn cung vaccine và việc tạm ngưng tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra về vấn đề đông máu.

Ngày 19/3, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng cảnh báo rằng không có đủ vaccine ở châu Âu để ngăn chặn làn sóng COVID-19 thứ ba.

Trong một thông tin có liên quan, các nhà tổ chức Olympic sẽ có cuộc họp vào ngày 20/3 để thỏa thuận dự kiến sẽ không chào đón người hâm mộ nước ngoài đến cổ vũ cho Thế vận hội Tokyo nhằm giảm thiểu rủi ro gây nên bởi đại dịch. Động thái sẽ là một quyết định chưa từng có và điều này cũng sẽ thu nhỏ tham vọng của sự kiện diễn ra trong thời kỳ đại dịch này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC, Worldmeters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top